THỨ HAI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2024 06:52

Nhiều dư địa xuất khẩu cho "vua" của các loại trái cây nhiệt đới

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngày 22/7, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm sầu riêng Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại cho biết, trong vòng 10 năm trở lại đây, diện tích trồng sầu riêng ở nước ta gia tăng nhanh chóng.

"Nếu như trước kia, sầu riêng được trồng chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một vài nơi ở Đông Nam bộ, thì hiện nay, loại cây này đang có sự gia tăng diện tích mạnh mẽ tại Tây Nguyên - nơi vốn được xem là thủ phủ cây công nghiệp hơn là cây ăn trái", bà Thu nói.

Chia sẻ tại sự kiện, lãnh đạo UBND huyện Krong Pắc chia sẻ: Những năm gần đây, diện tích trồng sầu riêng của Đăk Lăk tăng nhanh chóng, đạt trên 15.000 ha, riêng huyện Krong Pắc chiếm 4.000 ha với sản lượng 45-50.000 tấn/năm.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi nhiều nhất của Việt Nam nhưng chủ yếu là xuất tiểu ngạch. Kể từ ngày 11/7/2022, sầu riêng của Việt Nam được xuất chính ngạch qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc.

Nói về điều này, ông Đặng Phúc Nguyên- Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhấn mạnh: Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu 4 tỷ USD, trong đó 90% là nhập khẩu chính ngạch từ Thái Lan.

Để phát triển bền vững lâu dài xuất khẩu sầu riêng đi các nước, theo ông Đặng Phúc Nguyên, bắt buộc sầu riêng phải trồng theo tiêu chuẩn Global Gap nghiêm ngặt, tuân thủ quy định về dư lượng tồn dư và các quy định khác của các thị trường xuất khẩu.

Ngoài thị trường Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam có thể xuất khẩu đi các nước với hình thức cấp đông nguyên trái, tách múi tới các nước có cộng đồng người châu Á sinh sống. Theo các chuyên gia, người châu Âu chưa quen mùi sầu riêng tươi, cần có thời gian để sản phẩm này quen với người tiêu dùng.

Nguyễn Thanh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh