THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 08:06

Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động bán thời gian để phục vụ đợt cao điểm Tết

Theo Trung tâm Dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (FALMI) dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM trong ba tháng cuối năm 2022 ước khoảng 69.500 -77.100 chỗ làm việc, là đặc biệt tập trung vào dịp cuối năm nhằm phục vụ sản xuất các đơn hàng tết.

Cụ thể, nhu cầu tuyển dụng tập trung ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ (chiếm 66%), tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp - xây dựng (chiếm 33%). Nhu cầu nhân lực ở 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm 56%, trong đó 4 ngành công nghiệp trọng yếu của Thành phố (gồm cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực thực phẩm; hóa dược – cao su) chiếm 19%. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động bán thời gian để phục vụ đợt cao điểm tết, chiếm 15%.

Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động bán thời gian để phục vụ đợt cao điểm tết.

Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động bán thời gian để phục vụ đợt cao điểm tết.

Khảo sát của FALMI cho biết thêm, nhu cầu tuyển dụng chủ yếu là lao động đã qua đào tạo chiếm 84%; trong đó, trình độ đại học trở lên chiếm 16%, cao đẳng 24%, trung cấp 28%, sơ cấp 14%.

Một khảo sát của FALMI tại 23.500 doanh nghiệp trong các lĩnh vực trên toàn Thành phố cho kết quả, trong tổng nhu cầu hơn 63.000 lao động cầu tuyển dụng có trên 8.000 lao động với mức lương trên 20 triệu đồng ở các vị trí giám đốc, bác sỹ nha khoa, kế toán trưởng. Hơn 5.000 lao động với mức lương từ 15 - 20 triệu đồng ở các vị trí trưởng nhóm kinh doanh, trưởng bộ phận, nhân viên lập trình, thiết kế đồ họa. Khoảng 17.000 lao động với mức lương 10 - 15 triệu đồng; và chừng 28.000 lao động với mức lương 5 - 10 triệu đồng…

Cũng theo FALMI, trong 9 tháng đầu năm 2022, TP.HCM đã thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 241.000 lượt lao động, tăng 36,18% so cùng kỳ năm 2021); trong đó, số chỗ việc làm mới tạo ra là hơn 107.000 chỗ, tăng 30,9% so cùng kỳ.

Kết quả cho thấy năm 2022 mức lương tăng bình quân của DN nước ngoài là 6,9% (tăng 0,2% so với năm 2021); DN trong nước đạt 6,8% (giảm 0,3% so với năm ngoái).

Kết quả cho thấy năm 2022 mức lương tăng bình quân của DN nước ngoài là 6,9% (tăng 0,2% so với năm 2021); DN trong nước đạt 6,8% (giảm 0,3% so với năm ngoái).

Khảo sát thu hút 3.300 vị trí đến từ 483.000 người lao động của 600 doanh nghiệp (DN) thuộc 17 ngành nghề tại Việt Nam tham gia. Kết quả cho thấy năm 2022 mức lương tăng bình quân của DN nước ngoài là 6,9% (tăng 0,2% so với năm 2021); DN trong nước đạt 6,8% (giảm 0,3% so với năm ngoái).

Năm 2022 các DN trong lãnh vực tài chính bao gồm: Ngân hàng và phi ngân hàng (gồm các công ty cho vay tiêu dùng, quỹ đầu tư, chứng khoán, quản lý quỹ…) là nhóm ngành có tỉ lệ thưởng cao nhất, dao động từ 43% đến 20,8% lương cơ bản năm. Lĩnh vực có mức thưởng cao thứ 3 là nông nghiệp với tỉ lệ thưởng là 20,8% lương cơ bản năm. Trong khi đó, nhóm ngành có tỉ lệ thưởng thấp nhất là ngành bán lẻ (10,9%) năng lượng tái tạo (14,2%) và vận tải - hậu cần (15,4%).

Trong năm 2021, dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến thị trường lao động TP.HCM đã khiến hơn 300.000 lao động về quê tránh dịch. Hiện tại, Thành phố cơ bản đã phục hồi sản xuất kinh doanh, vì vậy nhu cầu nguồn nhân lực là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp cho biết hiện vẫn thiếu lao động.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh