THỨ HAI, NGÀY 09 THÁNG 12 NĂM 2024 04:59

Nhiều đoạn sông ở Huế sạt lở nghiêm trọng, đe doạ sự an toàn của người dân

Bờ sông Bạch Yến đoạn qua xóm Tẩm, Tổ dân phố Long Hồ Hạ 2 (phường Hương Hồ, TP Huế) bị sạt lở nghiêm trọng trong đợt mưa lũ kéo dài vừa qua

Bờ sông Bạch Yến đoạn qua xóm Tẩm, Tổ dân phố Long Hồ Hạ 2 (phường Hương Hồ, TP Huế) bị sạt lở nghiêm trọng trong đợt mưa lũ kéo dài vừa qua

Đoạn sạt lở nặng nhất là tại khu đất gia đình 2 anh em ông Nguyễn Cửu Tổng và Nguyễn Cửu Sơn. Ông Tổng cho biết, vụ sạt lở xảy ra vào ngày 13/10, với chiều dài khoảng 50m, ăn sâu vào 20m, làm khoảng 500m2 đất trồng cây ăn quả, đất vườn của gia đình ông bị trôi xuống sông, uy hiếp ngôi nhà chính mà gia đình vừa xây dựng xong

Đoạn sạt lở nặng nhất là tại khu đất gia đình 2 anh em ông Nguyễn Cửu Tổng và Nguyễn Cửu Sơn. Ông Tổng cho biết, vụ sạt lở xảy ra vào ngày 13/10, với chiều dài khoảng 50m, ăn sâu vào 20m, làm khoảng 500m2 đất trồng cây ăn quả, đất vườn của gia đình ông bị trôi xuống sông, uy hiếp ngôi nhà chính mà gia đình vừa xây dựng xong

Ông Tổng và gia đình hiện đang rất lo lắng vì tình hình sạt lở ngày càng nghiêm trọng, trong khi Huế đã bước vào mùa mưa lũ

Ông Tổng và gia đình hiện đang rất lo lắng vì tình hình sạt lở ngày càng nghiêm trọng, trong khi Huế đã bước vào mùa mưa lũ

Để bảo vệ đất đai, tài sản, tranh thủ thời tiết tạnh ráo, những ngày qua, gia đình ông Tổng đã nhờ người đóng cọc, gia cố tạm để ngăn chặn tình trạng sạt lở. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và người dân mong muốn Nhà nước đầu tư xây dựng bè kè kiên cố để họ yên tâm sinh sống

Để bảo vệ đất đai, tài sản, tranh thủ thời tiết tạnh ráo, những ngày qua, gia đình ông Tổng đã nhờ người đóng cọc, gia cố tạm để ngăn chặn tình trạng sạt lở. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và người dân mong muốn Nhà nước đầu tư xây dựng bè kè kiên cố để họ yên tâm sinh sống

Sạt lở cũng đã ăn sâu vào khu đất vườn, sát chuồng chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Cửu Sơn, khiến nhiều cây ăn quả bị trôi xuống sông

Sạt lở cũng đã ăn sâu vào khu đất vườn, sát chuồng chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Cửu Sơn, khiến nhiều cây ăn quả bị trôi xuống sông

Tại Tổ dân phố Long Hồ Thượng 2, phường Hương Hồ, một đoạn bờ sông Hương đã bị sụt lún và cuốn trôi nhiều diện tích đất vườn, bờ tường, công trình với chiều dài hơn 70m, uy hiếp trực tiếp đến cuộc sống của nhiều hộ gia đình. Đặc biệt, tại khu vực Tịnh thất Phước Thiện Lan Nhã, sạt lở ăn sâu vào hơn 10m, cuốn trôi nhà bếp cùng hệ thống bậc cấp và nhiều cây xanh

Tại Tổ dân phố Long Hồ Thượng 2, phường Hương Hồ, một đoạn bờ sông Hương đã bị sụt lún và cuốn trôi nhiều diện tích đất vườn, bờ tường, công trình với chiều dài hơn 70m, uy hiếp trực tiếp đến cuộc sống của nhiều hộ gia đình. Đặc biệt, tại khu vực Tịnh thất Phước Thiện Lan Nhã, sạt lở ăn sâu vào hơn 10m, cuốn trôi nhà bếp cùng hệ thống bậc cấp và nhiều cây xanh

Sạt lở bờ sông Hương  đã ăn sâu ảnh hưởng đến nền móng, sân vườn của Tịnh thất Phước Thiện Lan Nhã và các lối đi của các hộ dân xung quanh.

Sạt lở bờ sông Hương đã ăn sâu ảnh hưởng đến nền móng, sân vườn của Tịnh thất Phước Thiện Lan Nhã và các lối đi của các hộ dân xung quanh.

Theo Ban Chỉ đạo PCTT và TKCNN tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay, tình trạng sạt lở bờ sông Hương xảy ra tại các đoạn qua xã Thủy Bằng, Hương Thọ, Hương Hồ, Phú Hậu, Hương Vinh, Hương Phong, Phú Mậu, Phú Thanh (TP Huế) với chiều dài khoảng 5km

Theo Ban Chỉ đạo PCTT và TKCNN tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay, tình trạng sạt lở bờ sông Hương xảy ra tại các đoạn qua xã Thủy Bằng, Hương Thọ, Hương Hồ, Phú Hậu, Hương Vinh, Hương Phong, Phú Mậu, Phú Thanh (TP Huế) với chiều dài khoảng 5km

Tình trạng sạt lở càng diễn ra nghiêm trọng hơn trên các đoạn sông Bồ. Hiện nay, bờ sông Bồ đoạn qua Tổ dân phố Lai Thành (phường Hương Vân), thị trấn Tứ Hạ, phường Hương Xuân, Hương Toàn (thị xã Hương Trà) xảy ra sạt lở với chiều dài khoảng 2,5km; sạt lở các đoạn qua xã Phong An, Phong An (huyện Phong Điền) với chiều dài khoảng 3km; sạt lở bờ sông đoạn qua xã Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành (huyện Quảng Điền) với chiều dài khoảng 4km

Tình trạng sạt lở càng diễn ra nghiêm trọng hơn trên các đoạn sông Bồ. Hiện nay, bờ sông Bồ đoạn qua Tổ dân phố Lai Thành (phường Hương Vân), thị trấn Tứ Hạ, phường Hương Xuân, Hương Toàn (thị xã Hương Trà) xảy ra sạt lở với chiều dài khoảng 2,5km; sạt lở các đoạn qua xã Phong An, Phong An (huyện Phong Điền) với chiều dài khoảng 3km; sạt lở bờ sông đoạn qua xã Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành (huyện Quảng Điền) với chiều dài khoảng 4km

Sạt lở khiến mép bờ sông Bồ chỉ còn cách nhà của gia đình ông Trịnh Công Y (ở Tổ dân phố 3, thị trấn Tứ Hạ, thị xã Hương Trà) khoảng 1m

Sạt lở khiến mép bờ sông Bồ chỉ còn cách nhà của gia đình ông Trịnh Công Y (ở Tổ dân phố 3, thị trấn Tứ Hạ, thị xã Hương Trà) khoảng 1m

Theo người dân địa phương, tại khu vực Tổ dân phố 3, 4 của thị trấn Tứ Hạ có khoảng 15 hộ dân bị ảnh hưởng bởi sạt lở bờ sông Bồ

Theo người dân địa phương, tại khu vực Tổ dân phố 3, 4 của thị trấn Tứ Hạ có khoảng 15 hộ dân bị ảnh hưởng bởi sạt lở bờ sông Bồ

Empty
Vấn nạn sạt lở bờ sông Bồ xảy ra từ hàng chục năm nay, nhất là tại Tổ dân phố Lai Thành (phường Hương Vân, thị xã Hương Trà). Hiện nay, có khoảng 10 hộ dân sống trong khu vực sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao. Mỗi khi xảy ra mưa bão, lũ lụt, toàn bộ các hộ dân tại đây đều được chính quyền địa phương di dời, sơ tán đến nơi an toàn

Vấn nạn sạt lở bờ sông Bồ xảy ra từ hàng chục năm nay, nhất là tại Tổ dân phố Lai Thành (phường Hương Vân, thị xã Hương Trà). Hiện nay, có khoảng 10 hộ dân sống trong khu vực sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao. Mỗi khi xảy ra mưa bão, lũ lụt, toàn bộ các hộ dân tại đây đều được chính quyền địa phương di dời, sơ tán đến nơi an toàn

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Xuân Anh - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà cho biết, mỗi khi xảy ra mưa lũ, nước trên sông Bồ thường dâng cao và chảy xiết, kéo dài trong nhiều ngày, lượng nước ngầm thoát ra mái bờ sông lớn dẫn đến gây sạt lở nghiêm trọng các đoạn bờ sông trên địa bàn thị xã, đặc biệt là tại Tổ dân phố Lai Thành, phường Hương Vân, với chiều dài khoảng 700m. Nhiều vị trí sạt lở ăn sâu vào đất liền từ 5 - 7m, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống của người dân nơi đây

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Xuân Anh - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà cho biết, mỗi khi xảy ra mưa lũ, nước trên sông Bồ thường dâng cao và chảy xiết, kéo dài trong nhiều ngày, lượng nước ngầm thoát ra mái bờ sông lớn dẫn đến gây sạt lở nghiêm trọng các đoạn bờ sông trên địa bàn thị xã, đặc biệt là tại Tổ dân phố Lai Thành, phường Hương Vân, với chiều dài khoảng 700m. Nhiều vị trí sạt lở ăn sâu vào đất liền từ 5 - 7m, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống của người dân nơi đây

Năm 2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án Kè chống sạt lở bờ sông Bồ đoạn qua các xã Phong An, Phong Sơn (huyện Phong Điền) và các phường Hương Vân, Tứ Hạ, Hương Xuân, Hương Toàn (thị xã Hương Trà), với tổng chiều dài các tuyến kè là 4.720m, có mức đầu tư 81.906 triệu đồng và giao BQLDA Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, Thừa Thiên Huế mới bố trí được 25.750 triệu đồng và thực hiện hoàn thành 2 đoạn kè: đoạn qua xã Hương Toàn, dài 1.185m; đoạn qua phường Hương Xuân, dài 1.148m, thuộc thị xã Hương Trà

Năm 2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án Kè chống sạt lở bờ sông Bồ đoạn qua các xã Phong An, Phong Sơn (huyện Phong Điền) và các phường Hương Vân, Tứ Hạ, Hương Xuân, Hương Toàn (thị xã Hương Trà), với tổng chiều dài các tuyến kè là 4.720m, có mức đầu tư 81.906 triệu đồng và giao BQLDA Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, Thừa Thiên Huế mới bố trí được 25.750 triệu đồng và thực hiện hoàn thành 2 đoạn kè: đoạn qua xã Hương Toàn, dài 1.185m; đoạn qua phường Hương Xuân, dài 1.148m, thuộc thị xã Hương Trà

Theo ông Xuân Anh, hiện nay UBND thị xã Hương Trà đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người dân đóng cọc tre tại các vị trí sạt lở và sử dụng các vật chắn hạn chế sạy lở. Đồng thời tổ chức sơ tán, di dời người dân ở vùng xung yếu, khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn mỗi khi có mưa lũ. Việc di dời, sơ tán người dân chỉ là biện pháp tạm thời và rất vất vả cho chính quyền địa phương. Vì thế, thị xã đã đề nghị UBND tỉnh ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư xử lý khẩn cấp các điểm sạt lở nghiêm trọng trên sông Bồ để bảo đảm đời sống cho người dân, ông Anh cho biết

Theo ông Xuân Anh, hiện nay UBND thị xã Hương Trà đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người dân đóng cọc tre tại các vị trí sạt lở và sử dụng các vật chắn hạn chế sạy lở. Đồng thời tổ chức sơ tán, di dời người dân ở vùng xung yếu, khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn mỗi khi có mưa lũ. "Việc di dời, sơ tán người dân chỉ là biện pháp tạm thời và rất vất vả cho chính quyền địa phương. Vì thế, thị xã đã đề nghị UBND tỉnh ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư xử lý khẩn cấp các điểm sạt lở nghiêm trọng trên sông Bồ để bảo đảm đời sống cho người dân", ông Anh cho biết

 
Theo báo cáo mới đây của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, vào tháng 7/2022, chủ đầu tư dự án đã tiến hành khảo sát địa hình, lập các thủ tục cần thiết để triển khai các tuyến kè còn lại đồng thời báo cáo, tham mưu để UBND tỉnh phân bổ kinh phí. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí của tỉnh Thừa Thiên Huế còn khó khăn, hiện chưa cân đối đủ nguồn lực để bố trí thực hiện các đoạn kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển còn lại, trong đó có đoạn qua Tổ dân phố Lai Thành. Nhằm kịp thời có nguồn kinh phí triển khai xây dựng các tuyến kè xung yếu trên địa bàn, ngày 11/8/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các Bộ, ngành liên quan quan tâm bố trí

Theo báo cáo mới đây của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, vào tháng 7/2022, chủ đầu tư dự án đã tiến hành khảo sát địa hình, lập các thủ tục cần thiết để triển khai các tuyến kè còn lại đồng thời báo cáo, tham mưu để UBND tỉnh phân bổ kinh phí. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí của tỉnh Thừa Thiên Huế còn khó khăn, hiện chưa cân đối đủ nguồn lực để bố trí thực hiện các đoạn kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển còn lại, trong đó có đoạn qua Tổ dân phố Lai Thành. Nhằm kịp thời có nguồn kinh phí triển khai xây dựng các tuyến kè xung yếu trên địa bàn, ngày 11/8/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các Bộ, ngành liên quan quan tâm bố trí

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ngoài những đoạn bờ sông bị sạt lở đã nêu trên, hiện nay tình trạng sạt lở còn xảy ra ở nhiều con sông khác của tỉnh Thừa Thiên Huế, như: sông Ô Lâu, sạt lở đoạn qua xã Phong Thu, thị trấn Phong Điền, Phong Hòa (huyện Phong Điền) với chiều dài khoảng 1,5 km; bờ sông Bù Lu, Nước Ngọt (huyện Phú Lộc) sạt lở khoảng 1,5km; sạt lở bờ sông Phú Bài, sông Vực (thị xã Hương Thuỷ) khoảng 1km,...

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ngoài những đoạn bờ sông bị sạt lở đã nêu trên, hiện nay tình trạng sạt lở còn xảy ra ở nhiều con sông khác của tỉnh Thừa Thiên Huế, như: sông Ô Lâu, sạt lở đoạn qua xã Phong Thu, thị trấn Phong Điền, Phong Hòa (huyện Phong Điền) với chiều dài khoảng 1,5 km; bờ sông Bù Lu, Nước Ngọt (huyện Phú Lộc) sạt lở khoảng 1,5km; sạt lở bờ sông Phú Bài, sông Vực (thị xã Hương Thuỷ) khoảng 1km,...

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh