THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:50

Nhét pin điện tử vào mũi, bé gái bị chảy dịch lẫn máu

 

Bệnh nhi này tên là Trần Gia L. (3 tuổi, ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh). Sau khi thăm khám, các bác sỹ thấy mũi trẻ có dị vật là viên pin hình tròn, đường kính khoảng 1cm, dày khoảng 2mm.

 

Các bác sỹ tiến hành nội soi gắp cục pin trong mũi của bệnh nhi.

 Các bác sỹ đã tiến hành nội soi gắp thành công dị vật là cục pin điện tử, đồng thời ghi nhận hốc mũi bệnh nhi bị viêm loét gây chảy máu mũi.

Sau khi được gắp dị vật pin điện tử, em bé vẫn phải nằm viện để xịt rửa mũi, nếu cần thiết sẽ được gỡ vảy mũi và những mô bị hoại tử. 

Bác sĩ Mai cho biết: Trường hợp bé Trần Gia L. do có dị vật là cục pin điện tử trong hốc mũi nên sau khi được gắp dị vật, bé vẫn phải nằm viện để được xịt rửa mũi và nếu cần thiết sẽ được gỡ vảy mũi và những mô bị hoại tử. Dị vật Pin thường rất nguy hiểm, vì pin có nhiều chất hoá học ở trong đó, do vậy làm ăn mòn, hoại tử ảnh hưởng đến chức năng của mũi. Nhẹ thì vết loét nhẹ niêm mạc, nặng thì có thể gây hoại tử niêm mạc (thường từ 3-6 giờ), nặng hơn có thể gây viêm mô tế bào, nhiễm trùng, nhiễm độc, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.

 

Nếu gia đình phát hiện trẻ nhét pin điện tử vào mũi hoặc nuốt pin điện tử thì đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng.


Những trường hợp phát hiện muộn, dị vật đã làm mủ, gây nhiễm trùng và nguy hại đến các cơ quan thính giác, khứu giác và có thể ảnh hưởng đến toàn thân. Do vậy, khi phát hiện các dị vật ở mũi của trẻ, cần phải đưa trẻ đến ngay Bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám, chữa trị kịp thời cho trẻ.

 

Vật dụng gia đình và đồ chơi có pin điện tử cần có ốc vít để khóa lại hoặc dán chặt bằng băng keo.

 

Dấu hiệu để phát hiện dị vật pin điện tử

- Ở mũi: nghẹt mũi bên có dị vật, hỉ mũi nhầy có lẫn ít máu, sốt hoặc đau nhức vùng mũi, mặt bên có dị vật (nếu đến trễ)

- Đường ăn: nuốt vướng, nuốt nghẹn, nuốt đau, bỏ ăn, nếu đến muộn có thể có đau tức ngực.

Các biến chứng gây ra bởi dị vật pin điện tử

- Ở mũi: loét - hoại tử cuống mũi, thủng vách ngăn (thường sau 3-6 giờ); một số trường hợp gây viêm mô tế bào vùng mặt.

- Đường ăn: viêm loét thực quản, thủng thực quản, viêm trung thất, nhiễm trùng, nhiễm độc, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Lời khuyên của bác sĩ

- Nếu gia đình phát hiện trẻ nhét pin điện tử vào mũi hoặc nuốt pin điện tử thì đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng.

- Tuyệt đối không được tự ý lấy dị vật tại nhà vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn làm nguy cơ tổn thương nhiều hơn và khó lấy hơn.

- Gia đình cần giáo dục cho trẻ không được ngậm đồ chơi hoặc nhét bất cứ vật gì vào mũi.

- Vật dụng gia đình và đồ chơi có pin điện tử cần có ốc vít để khóa lại hoặc dán chặt bằng băng keo.

- Các thiết bị có pin điện tử tốt nhất nên để xa tầm tay trẻ em.

CÙ HÒA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh