THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:35

Nhật Bản mong muốn lao động Việt Nam được đào tạo thêm nhiều ngành nghề

 

Tại buổi tiếp, ông Takebe Tsutomu khẳng định, hầu hết thực tập sinh (TTS) Việt Nam đều được các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất Nhật Bản đánh giá cao về sự chăm chỉ, tinh thần cầu tiến, học hỏi nhanh và tạo được mối quan hệ tốt với các nhân viên người Nhật nên số lượng ứng viên tăng đều qua các khóa, nhu cầu tiếp nhận ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam của các cơ sở tiếp nhận Nhật Bản cũng tăng cao.

 

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền (giữa) tại buổi tiếp.


Điều kiện làm việc, sinh hoạt tại Nhật của các TTS được đảm bảo. Phía Nhật Bản chúng tôi rất kỳ vọng vào TTS Việt Nam sang Nhật Bản không chỉ học và làm ở một lĩnh vực, mà phải biết thêm nhiều lĩnh vực khác, như kinh doanh, tiếp cận nhiều cái mới về sản xuất nông nghiệp, để khi về Việt Nam các TTS đã vững tay nghề, cũng như tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân và đem kiến thức đã học được để phục vụ người dân Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển chung của nền nông nghiệp nước nhà, phát triển kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo cho gia đình và xã hội, ông Takebe Tsutomu nhấn mạnh.

Ông Takebe Tsutomu cho biết, tới đây phía Nhật Bản sẽ cử những chuyên gia, giáo viên và hộ lý sang Việt Nam phối hợp với các trường đại học đào tạo cho lao động Việt Nam trước khi ra nước ngoài làm việc, cơ chế tiếp nhận TTS của Nhật Bản sẽ nới lỏng hơn.

 

Ông Takebe Tsutomu (thứ 3 bên trái).


Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá cao sự hợp tác của phía Nhật Bản và đồng tình với đề xuất của phía Nhật Bản về đào tạo thêm ngành nghề cho TTS. Mong muốn Nhật Bản sớm cử các chuyên gia, giáo viên sang Việt Nam để cùng phối hợp đào tạo cho lao động Việt Nam.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng đề xuất với Nhật Bản, trong thời gian tới đẩy mạnh việc tiếp nhận TTS Việt Nam đến thực tập tại Hokkaido cũng như các tỉnh thành khác của Nhật Bản. Đề xuất với Chính phủ Nhật Bản về các cải cách liên quan đến chương trình TTS kỹ năng người nước ngoài, như mở rộng ngành nghề tiếp nhận, kéo dài thời gian tiếp nhận từ 3 năm lên 5 năm.

Viện nghiên cứu TOA đang xem xét việc đề nghị Chính phủ Nhật Bản tạo điều kiện cho TTS trong thời gian thực tập 3 năm được chuyển đổi công việc một cách phù hợp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản ở khu vực Hokkaido, do đặc điểm thời tiết khí hậu ở Hokkaido có mùa đông kéo dài nên thời gian TTS có thể thực tập công việc của các ngành nghề nông, lâm, thủy sản bị giới hạn. Nếu có thể tận dụng thời gian đó để thực tập trong nhà máy sản xuất nông, lâm, thủy sản thì TTS có thể nắm bắt được cả quy trình từ thu hoạch đến sản xuất, chế biến, đóng gói.

Bộ trưởng ủng hộ chủ trương đề xuất của Viện TOA, Bộ LĐ-TB&XH sẽ hỗ trợ các hoạt động của Viện, nhằm tăng số lượng TTS Việt Nam đến Nhật Bản. Cục QLLĐNN sẽ giới thiệu với các nghiệp đoàn tỉnh Hokkaido các công ty phái cử Việt Nam có uy tín và hỗ trợ các nghiệp đoàn trong quá trình tiếp nhận, quản lý TTS Việt Nam theo Thỏa thuận.

 

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền (hàng đầu, thứ 3 từ bên phải sang) chụp ảnh kỷ niệm với đoàn.

Cù Thị Hòa

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh