CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 10:54

Nhân tài vái dài các "ngài vô cảm"

 

Thực ra chính sách thu hút nhân tài không phải bây giờ mới có, mà ba, bốn chục năm trước đã được nhiều địa phương  khởi xướng. Thời đó không quảng bá rộng rãi, không nêu những chính sách đãi ngộ rầm rộ như bây giờ. Không khoa trương, chẳng làm mình, làm mẩy, các nhân tài ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho quê hương. Trong vòng xoáy của luật đời, những nhân tài ấy, bên cạnh những  người thành danh, cũng có lắm người vô danh, nhiều người ngậm ngùi cắp cặp ra đi rồi thành danh ở nơi khác.

Việc xưa tự nhiên và bình thản thế, nhưng thời nay, hình như mọi chuyện, kể cả những việc, những chuyện quá đỗi bình thường, thậm chí là rất tầm thường cũng được nống lên, đẩy lên thành việc “đao to, búa nhớn”, thành chuyện “quốc gia đại sự”. Điều đáng trách hơn là nhiều người phát ngôn, phân tích, bình luận, phê phán,  tuôn ra tràng giang, đại hải ngôn từ “rồng bay, phượng múa” về chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài, nhưng kết cục họ chẳng  biết mình đang nói gì.

 

Trong một hội nghị quan trọng gần đây, nhiều đại biểu quan tâm đến việc, tại sao nhiều du học sinh được xem là nhân tài của đất nước, học xong không về nước làm việc?. Có ông cán bộ trong ngành nội vụ tưng tửng phán: “Như trường hợp 12/13 nhà vô địch Olympia không về nước, thì con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về. Bây giờ tạo việc làm thế nào, thu hút ra làm sao, cái này chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ để xem lại chính sách”. Chính sách thu hút nhân tài, tắc và đang tắc từ những người đang trực tiếp làm công tác tổ chức quan trọng, thì nhân tài đâu dễ tìm được “đất để dụng võ”, tìm đâu nơi để “thỏa chí tang bồng”, phát huy hết tài năng của mình?.

Quá đó mới thấy, việc nhiều nhân tài “giữa đường đứt gánh” cũng là chuyện thường tình. Càng quý, càng trọng hơn những nhân tài phát huy được phẩm chất, khả năng, trở thành cán bộ chủ chốt của địa phương.

Chính sách thu hút nhân tài của nhiều địa phương hiện nay đang giống như người đi câu. Sông, hồ có cá, thợ giỏi, nhưng vẫn trông chờ  vào may rủi. Không biết một số cán bộ lãnh đạo ở địa phương nghĩ gì, khi bản thân mình đang ngày đêm “lao tâm khổ tứ”, “đổ mồ  hôi, sôi nước mắt”, để tìm ra những chính sách ưu việt nhất trong công tác xây dựng, phát triển kinh tế, quản lý xã hội,... cho địa phương, thì những đứa con thân yêu của mình cho ra nước ngoài học, chẳng chịu về cống hiến cho quê hương, nơi mảnh đất chúng chôn rau, cắt rốn, nơi bố mẹ chúng ngày đêm trông đợi?. Hay cũng tửng tưng, tưng tửng, con tôi đi du học cũng không về?!

HOÀNG LÊ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh