CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 12:05

Nhân SEA Games 28: Vài điều gửi các nhà báo

Nhưng do cháu bức xúc quá, chẳng kìm nén được cảm xúc, liều viết vài dòng này gửi đến các bác, các chú, các cô, các anh, các chị, mặc dù kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6) đang cận kề.

Do cháu rất mê thể thao, nên thường xuyên xem các đài tường thuật về thể thao. Mấy ngày vừa qua, cháu theo dõi tường thuật các môn thi đấu ở SEA Games 28 hầu như không sót buổi nào. Vì thế cháu phát hiện ra nhiều lỗi, cháu bức xúc muốn được trình bày với các nhà báo.

Trước mỗi trận đấu của các đội tuyển bóng đá quốc gia, ban tổ chức thực thi nghi lễ chào cờ hai quốc gia rất trang nghiêm. Ấy thế mà nhà đài nọ khi tường thuật đã cắt mất nghi lễ trang trọng này. Cháu hỏi nguyên do, được nhiều người cho biết,vì quảng cáo, vì đồng tiền, có đúng không các bác?. Suy cho cùng ở đời này ai cũng cần cơm áo, gạo, tiền, nhưng cháu thấy buồn buồn, vì đây không phải là cá nhân, đây là tự hào Quốc gia. Trong khi bây giờ các địa phương, đơn vị, tổ chức, nhà trường,... đang phát động việc chào Cờ, hát Quốc ca. Mới đây nhất Thủ đô Hà Nội có hẳn chỉ thị về việc chào Cờ để tỏ lòng yêu nước, tự hào,tự tôn dân tộc. Thế mà nhà đài lại cắt mất phần chào Cờ, hát Quốc ca, lòng cháu cứ đau như bị dao cắt. Việc đã qua nhiều ngày rồi mà cháu vẫn còn day dứt, hỏi đi hỏi lại, sao nhà đài bỏ qua lễ chào Cờ?

Dương Thị Phương giành huy chương vàng, nhưng có nhà báo bảo Phương không biết bơi.

Cũng tại SEA Games 28, khi môn điền kinh mới thi đấu, sau huy chương vàng đi bộ của chị Phúc là huy chương vàng của anh Lai, thế mà anh bình luận viên  của đài nọ phán một câu chua chát: Thành tích quá nghèo nàn. Thưa với các bác nhà báo, điền kinh mới thi đấu vài cự ly thì lấy đâu được nhiều huy chương vàng. Chê huy chương vàng là nghèo nàn là một sự xúc phạm.

Cháu xin các bác nhà báo lưu tâm và so sánh, tính đến ngày 15/6, một số quốc gia vẫn chưa có huy chương vàng tại SEA Games 28. Điều đáng nói là chính cái anh bình luận viên trên, trước đây cũng đã có nhiều câu chối tai khán giả. Khi tường thuật bóng đá, cầu thủ chuyền bóng sai, anh ta không ngần ngại phán: Đường chuyền rất tồi. Văn hóa các bác ạ, có lẽ anh ta thiếu mất cái nền văn hóa cơ bản, sống xô bồ, tạp nham quen rồi nên bạ đâu nói đấy. Điều chua xót là nói cả trên đài!

Nhắc đến văn hóa, cháu chợt nhớ, cũng bình luận tại SEA Games này, có nhà báo đưa tin, chị Phương, người đoạt huy chương  vàng môn đua thuyền: Nhà vô địch đua thuyền không biết bơi. Thưa các bác nhà báo, bao nhiêu năm tập luyện trên sóng nước, một vận động viên hàng đầu quốc gia, bây giờ là hàng đầu khu vực mà không biết bơi.

Nghe thế, có lẽ trẻ con vắt mũi chưa sạch cũng phải nhe răng sún ra mà cười. Vậy mà có nhà báo hóng hớt, nghe câu được, câu mất rồi đắc chí cho là “của độc” đưa tin, bình luận. Cháu không hiểu vì sao cái tin như thế vẫn lọt, vẫn tràn lên mặt báo? . Viết báo, đăng bài trên báo, bây giờ dễ dãi quá phải không các bác, các chú, các cô, các anh, các chị nhà báo?

Nhặt sạn trong đại tiệc của làng báo các bác, cháu sợ lắm. Sợ thất thố với các bác, sợ trở thành kẻ “đánh trống qua cửa nhà sấm”, “múa rìu qua mắt thợ”. Nhưng vì quá bức xúc nên cháu mạo muội nhặt, với mong muốn để cho bữa ăn nào cũng được ngon, nhất là bữa ăn do các nhà báo làm “đầu bếp”. Có gì không phải mong các bác, các chú, các cô, các anh, các chị thông cảm và tha thứ.

Hoàng Lê (ghi)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh