THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 12:32

Nhạc sĩ Y phôn K'sor: Như chim phí bay về cội nguồn

 

Những ngày ở thành phố Buôn Ma Thuột tham dự trại sáng tác văn học nghệ thuật giữa tháng 11/2013, tôi nhiều lần được nghe chính nhạc sĩ Y phôn Ksor ôm đàn ghi ta hát say mê những ca khúc của mình. Tiết tấu và giai điệu những ca khúc của anh mang dậm chất trữ tình của dân ca Êđê nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Sự rừng rực mạnh mẽ hòa quyện nhuần nhuyễn, với sự trầm ấm trữ tình như những lời khan (sử thi) lan tỏa và thấm vào hồn người nghe. Những ca khúc của anh khi nghe cố ca sĩ Y Moan thể hiện trên sân khấu đã làm rung động bao trái tim khắp mọi miền đất nước. Nhưng được nghe chính anh hát ở không gian nhà dài, vừa uống rượu cần, vừa thưởng thức lời ca như được vắt từ trái tim yêu thương cội nguồn của anh mới thật thấm thía và tràn đầy xúc cảm.

 

  Nhạc sĩ Y phôn K'sor vừa đàn vừa hát những ca khúc của mình

 

Y phôn Ksor may mắn được sinh ra  trong một gia đình cả cha và mẹ đều là những nghệ nhân nổi tiếng trong vùng Krong Puk và Ea H’ leo. Mẹ của anh là nghệ nhân thổi đinh puốt (sáo lúa) rất hay, còn cha là nghệ nhân chơi chiêng , thẩm âm chỉnh lý chiêng nổi danh trong vùng. Chính vì thế năm lên 7 tuổi Y phôn Ksor đã biết chơi đàn goong sáu dây một cách thuần thục, lên 8 tuổi bắt đầu làm quen với dàn cồng chiêng quý của gia đình, đến năm 11 tuổi đã theo người cha đi khắp trong vùng biểu diễn phục vụ đồng bào các buôn làng. Những ngày tháng cùng cha đi khắp các buôn làng biểu diễn đã nhen nhóm trong trái tim vốn nhạy cản với âm nhạc Yphôn Ksor một ngọn lửa đam mê âm nhạc và anh quyết lựa chọn con đường âm nhạc để dấn thân lập nghiệp. Là người có năng khiếu và được làm quen với ấm nhạc từ nhỏ, năm 1983, Y phôn Ksor thi đỗ vào Trường Văn hóa nghệ thuật Đăk Lăk. Sau bốn năm theo học, khi tốt nghiệp ra trường anh về nhận công tác tại Phòng Văn hóa – Thông tin huyện E a H’leo.

 

  Nhạc sĩ Y phôn K'sor trình bày một cách mê đắm những ca khúc anh vùa sáng tác


Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, những sáng tác của Nguyễn Cường khai thác chất liệu dân ca các dân tộc Ê đê, Ba na, Ja rai đang thành công vang dội, đã tác động mạnh đến anh, thôi thúc anh sáng tác. Để có điều kiện phát huy năng khiếu âm nhạc của mình, năm 1992, anh xin chuyển về hoạt động tại Đoàn Ca múa dân tộc Đăk Lăk. Rồi anh may mắn được chọn đi học lớp thanh nhạc và học tiếp hệ đại học tại Trường Văn hóa nghệ thuật Quân đội. Từ đây, nhờ được học một cách bài bản về âm nhạc, nên những sáng tác mang đậm chất liệu dân ca Ê đê của anh bắt đầu gặt hái thành công. Những ca khúc: “Chim phí về cội nguồn”, “Đi tìm lời ru mặt trời”, “Chiếc gùi”, “Đôi chân trần”… lần lượt ra đời và qua giọng ca bốc lửa của cố ca sĩ Y Moan đã tạo được ấn tượng sâu đậm khó quên trong làng khán giả.

 

  Nhạc sĩ Y phôn K'sor hát phục vụ công chúng những ca khúc của mình

 

Năm 1999, tai Liên hoan tiếng hát truyền hình Gia Lai và Đăk Lăk rất nhiều thí sinh đã chọn ca khúc “Đi tìm lời ru mặt trời” của anh để dự thi. Và chính “Đi tìm lời ru mặt trời” đã nhận được giải A của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; giải bài hát hay trong năm của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1999).

Những thành quả đó đã khẳng định tài năng, tên tuổi Y phôn Ksor trong làng nhạc sĩ Việt Nam. Anh bộc bạch: “Tôi vẫn thích lang thang trong rừng sâu như ngày nào để tìm những hạt ngọc xưa còn lấp lánh đâu đó giữa đại ngàn Tây Nguyên. Tôi vẫn muốn như chim phí bay về cuội nguồn để sáng tạo ra những ca khúc giàu giai điệu âm hưởng dân cá các dân tộc Tây Nguyên, nhất là dân ca Ê đê”.

Luong Định/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh