THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:54

Ngục Kon Tum ngày ấy và bây giờ

Từ “địa ngục trần gian”!

Trở lại Kon Tum vào những ngày đầu năm, chúng tôi chứng kiến biết bao sự đổi thay của vùng đất xa xôi, cực tây của Tổ quốc. Dường như những năm tháng gian lao, đấu tranh gian khổ đã đi qua. Dòng sông Đăk Bla chảy ngược, hiền hoà, chứng tích của một thời còn đó. Nhưng những vết thương trong lòng người thì biết bao giờ nguôi ngoai! 

Trở lại Kom Tum lần này, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện về lịch sử đấu tranh của nhân dân Kon Tum trong quá khứ, nhưng chuyện chúng tôi thật sự cảm động là cuộc đấu tranh của các chiến sĩ, các liệt sĩ tại nhà ngục Kon Tum những năm 30 của thế kỷ XX.

Nhà Ngục Kon Tum ngày ấy và bây giờHai ngôi mộ chôn chung trong các cuộc đấu tranh Lưu Huyết và Tuyệt Thực

Ông Nguyễn Văn Thọ bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng giọng nói trầm trầm buồn: “Nhà ngục Kon Tum trước đây là nơi giam dữ hơn 500 chiến sĩ cách mạng ta. Ngục Kom Tum ngày đó là một vùng đất cực kỳ hiểm trở. Ngày ấy nơi đây chỉ có lau lách, cây cối um tùm, khí độc, thú dữ hoành hành.

Sau khi hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam, để làm nhụt ý chí đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã xây dựng nhà ngục Kom Tum làm nơi giam giữ và là “nồi nấu xương, thịt” các chiến sĩ khắp cả nước đầy ải về đây.

Để hành hạ những chiến sĩ cách mạng của ta, thực dân Pháp bắt bớ các tù nhân đi lao đông khổ sai ở những nơi rừng thiêng nước độc như: Đăk Pét, đường 14 (nối liền Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum) ,mở đường phục vụ cho việc đi lại của chúng, nếu có ai chống lại thì bị chúng bắn giết dã man bằng cách thiêu sống, chôn sống…Kể từ tháng 4 năm 1930 đến tháng 6 năm 1931 thực dân Pháp đã giết hại 170 chiến sĩ yêu nước tại nhà ngục Kon Tum.

Ông Nguyễn Văn Nam, một cưu chiến binh chiến đấu tại chiến trường Kon Tum kể rằng:  “Không khuất phục dù là cái chết cận kề, các chiến sĩ tại nhà ngục Kom Tum nổi dậy đấu tranh dữ dội. Thực dân Pháp điên cuồng lùng bắt, giết những người tù chính trị cầm đầu tại nhà ngục. Để chống lại những thủ đoạn dã man đó, hàng loạt các đợt đấu tranh của các chiến sĩ đã điễn ra như: Tuyệt thực, mổ bụng moi ruột, hi sinh một người bảo vệ tập thể. Trong đó nổi lên hai cuộc đấu tranh tiêu biểu Lưu Huyết và Tuyệt Thực vào tháng 6 và 7 năm 1931. Khi thực dân Pháp vào nhà ngục hỏi bắt những người cầm đầu tù chính trị, thì những người bên cạnh đã đứng ra nhận thay người bị lùng bắt, kết quả là những người đứng đầu trong ngục được bảo vệ. Trong cuộc đấu tranh Lưu Huyết 8 chiến sĩ đã bị thực dân Pháp bắn chết tại chỗ. Cùng với đó 7 chiến sĩ đã tuyệt thực mà hy sinh trong cuộc đấu tranh tuyệt thực".

Thực dân Pháp điên cuồng và càng trở nên man rợ, chúng đào hố tập chôn các chiến sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh Lưu Huyết và Tuyệt Thực thành hai ngôi mộ chung tại nhà ngục (Ngày nay vẫn còn được lưu giữ như một chứng tích lịch sử về tội ác của thực dân Pháp).

Từ sự hy sinh đó, phong trao đấu tranh chống Pháp đã lan rộng ra khắp các tỉnh Tây Nguyên. Các anh đã ngã xuống, nhưng tên tuổi các anh vân đời đời được nhân dân Việt Nam ghi nhớ, vang vọng cùng non sông Tổ quốc.

Nhà Ngục Kon Tum ngày ấy và bây giờCùm chân dùng để giam giữ các chiến sĩ cách mạng tại nhà ngục Kon Tum

Trở thành điểm tham quan lịch sử

Năm 1990, ngục Kon Tum đã được công nhận là khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Theo UBND tỉnh Kon Tum thì để xây dựng và tôn tạo khu di tích này tháng 6/2010 tỉnh đã tách di tích Ngục Kon Tum ra khỏi bảo tàng Kon Tum, xây dựng khu di tích này thành khu độc lập rộng khoảng gần 4 ha. Những hạng mục trong khu lịch sử này gồm: Nhà bia, tượng đài chiến thắng, hai ngôi mộ các liệt sĩ chôn chung trong cuôc đấu tranh Tuyệt Thực và Lưu Huyết, gò đất các chiến sĩ tại nhà tù đắp bắc qua sông Đăk Bla… đều được tu sửa, tu bổ hoàn chỉnh. Ngục Kon Tum đã trở thành một biểu tượng hết sức tự hào của Kom Tum nói riêng và Việt Nam nói chung, trở thành điểm tham quan lịch sử của biết bao người Việt Nam và du khách quốc tế.

Trong một lần đến viếng thăm ngục Kon Tum, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã ghi vào Sổ vàng của nhà ngục: “Tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất, tinh thần hy sinh anh dũng của các đồng chí, mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ người Việt Nam. Chúng tôi nguyện sẽ tiếp tục sự nghiệp cách mạng, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn”.

Nhà ngục cũng đã được rất nhiều lãn đạo, Đảng, Nhà nước tới viếng như: Ông Nguyễn Văn Chi Bí thư Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, gần đây nhất là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang…

Nhà Ngục Kon Tum ngày ấy và bây giờ

Theo Sở VH-TT&DL Kon Tum thì mỗi năm có trên 10 vạn lượt khách trong nước, quốc tế tới đây tham quan học tập, dâng hương. Là nơi tìm hiểu lịch sử của bất cứ người dân Việt Nam khi tới đây. Các trường học cứ mỗi độ hè về, học sinh lại trở về đây tham quan, để hiểu rõ về lịch sử đất nước, biết công lao của thế hệ cha ông.

Em Nguyễn Thị Hoa, học sinh trương THPT Kon Tum cho biết: “Em rất thích môn lịch sử, cứ dịp hè là em thường tới khu di tích nhà ngục Kon Tum để tìm hiểu về lịch sử, về tinh thần cách mạng cao đẹp của thế hệ cha ông, em sẻ cố gắng thi đậu đại học khoa lịch sử trong kỳ thi sắp tới”.

Tại nhà ngục Kon Tum tôi thắp nén hương, gửi đến các anh những liệt sĩ đã không quản thân mình sinh vì đất nước. Ở cõi vĩnh hằng các anh hãy yên nghỉ, lịch sử sẽ mãi ghi nhớ các anh. Trong tiết Xuân ấm hàng ngàn nén hương, hàng ngàn bông hoa thắm của nhân dân gửi đến các anh vơí sự tưởng nhớ, tri ân vĩnh cửu.

Nhà Ngục Kon Tum ngày ấy và bây giờMô hình nhà ngục Kon Tum nơi gian giữ các chiến sĩ

Xuân Hướng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh