Nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam giành giải thưởng nghiên cứu về việc làm thỏa đáng
- Bài thuốc hay
- 17:15 - 13/07/2019
Tổng Giám đốc ILO, Guy Ryder, đã trao giải thưởng cho chị Hạnh Nguyễn, một học giả Việt Nam, đã giành được giải thưởng Regulating for Decent Work (Điều tiết vì Việc làm Thỏa đáng) cho nghiên cứu của mình với nội dung Kỳ vọng và thực tế: Phúc lợi của nữ lao động di cư trong các nhà máy may tại Myanmar.
Tổng Giám đốc ILO, Guy Ryder, đã trao giải thưởng này tại lễ bế mạc Hội nghị Regulating for Decent Work lần thứ 6 được tổ chức tại trụ sở chính của ILO tại Geneva.
Giải thưởng này vinh danh báo cáo khoa học tốt nhất gửi đến hội thảo, được thực hiện bởi một học giả mới nổi đến từ một quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của chị Hạnh Nguyễn xem xét phúc lợi của người lao động trong bối cảnh chuyển dịch kinh kế và xã hội tại Myanmar. Chị đã đánh giá khái niệm phúc lợi vật chất và phi vật chất được hiểu như thế nào, đồng thời nghiên cứu những trải nghiệm của nữ lao động di cư trong ngành may mặc thâm dụng lao động.
Chị cho biết kế hoạch của mình là biến nghiên cứu thành khuyến nghị chính sách và “sẽ được trình lên Bộ Lao động, Nhập cư và Dân số của Myanmar, là một hành động cụ thể để trao quyền cho nữ lao động di cư trong các nhà máy may mặc, điều trước đây chưa từng có tại quốc gia này”.
Chị Hạnh Nguyễn đã trình bày nghiên cứu của mình tại hội nghị ba ngày với sự tham gia của các nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới nhằm thảo luận những ý tưởng mới và những chính sách giúp định hình một tương lai việc làm tốt hơn.
Tổng Giám đốc ILO, Guy Ryder, đã chúc mừng các đại biểu tham dự hội nghị vì “một hội nghị đặc biệt thành công và hiệu quả”.
Tổng Giám đốc cho biết thêm: “Đây là một sự kiện đầy hứa hẹn và đáng khích lệ đối với ILO trong năm kỷ niệm một thế kỷ thành lập quan trọng này”.
Giải thưởng này vinh danh báo cáo khoa học tốt nhất gửi đến hội thảo, được thực hiện bởi một học giả mới nổi đến từ một quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của chị Hạnh Nguyễn xem xét phúc lợi của người lao động trong bối cảnh chuyển dịch kinh kế và xã hội tại Myanmar. Chị đã đánh giá khái niệm phúc lợi vật chất và phi vật chất được hiểu như thế nào, đồng thời nghiên cứu những trải nghiệm của nữ lao động di cư trong ngành may mặc thâm dụng lao động.
Chị cho biết kế hoạch của mình là biến nghiên cứu thành khuyến nghị chính sách và “sẽ được trình lên Bộ Lao động, Nhập cư và Dân số của Myanmar, là một hành động cụ thể để trao quyền cho nữ lao động di cư trong các nhà máy may mặc, điều trước đây chưa từng có tại quốc gia này”.
Chị Hạnh Nguyễn đã trình bày nghiên cứu của mình tại hội nghị ba ngày với sự tham gia của các nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới nhằm thảo luận những ý tưởng mới và những chính sách giúp định hình một tương lai việc làm tốt hơn.
Tổng Giám đốc ILO, Guy Ryder, đã chúc mừng các đại biểu tham dự hội nghị vì “một hội nghị đặc biệt thành công và hiệu quả”.
Tổng Giám đốc cho biết thêm: “Đây là một sự kiện đầy hứa hẹn và đáng khích lệ đối với ILO trong năm kỷ niệm một thế kỷ thành lập quan trọng này”.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Huyệt Giải khê, vị trí huyệt Giải khê, tác dụng huyệt Giải khê, giai khe
Huyệt Giải khê, vị trí huyệt Giải khê, tác dụng huyệt Giải khê, giai khe, giaikhe
5 tháng trước