THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:12

Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Ứng dụng công nghệ và vận hành quy trình thân thiện với môi trường

Nhà máy Nước mặt (NMNM) Sông Đuống thuộc Tập đoàn AquaOne là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp Vùng với tổng diện tích 65 ha, mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 5000 tỷ đồng với 2 phân kỳ: Phân kỳ 1 khánh thành tháng 10.2018 với công suất 150.000m3/ngày đêm; Phân kỳ 2 có công suất 300.000m3/ngày đêm, đảm bảo đủ cung cấp nguồn nước sạch cho khoảng 3 triệu người – chiếm 1/3 dân số Hà Nội và 1 số địa phương phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên và dần thay thế nguồn nước ngầm đã và đang có nguy cơ ô nhiễm cao. NMNM Sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được phê duyệt đầu tư theo quyết định số 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/03/2013 và quyết định chủ trương đầu tư số 2869/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 03/6/2016. Đây đồng thời là công trình gắn biển kỷ niệm 65 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2019).

Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Ứng dụng công nghệ và vận hành quy trình thân thiện với môi trường - Ảnh 1.

Vận hành tự động hóa hoàn toàn, áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến và tái sử dụng nước sản xuất, không xả thải ra môi trường.

Từ khi đưa vào vận hành phân kỳ 1 tháng 10/2018 với công suất phát bình quân 120.000 m3/ngđ - 130.000m3/ngày đêm, NMNM Sông Đuống đã cung cấp nước sạch sinh hoạt bổ sung cho hàng triệu người dân tại các khu vực huyện Gia Lâm, Đông Anh, Quận Long Biên, Quận Hoàn Kiếm và khu vực phía Nam Thành phố bao gồm: Quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, huyện Thanh Trì. 

Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Ứng dụng công nghệ và vận hành quy trình thân thiện với môi trường - Ảnh 2.

Chất lượng nước được giám sát 2h/lần và liên tục 24/7; Hằng tuần, nước được Trung tâm Y tế dự phòng TP Hà Nội xét nghiệm kiểm tra độc lập và kiểm tra định kỳ từ sở Y Tế Hà Nội theo quy định.

Đặc biệt các khu vực khó khăn cuối nguồn nước điểm Xa La tại quận Hà Đông, một số xã huyện Thanh Trì dọc trên đường QL 70 thông qua các Công ty cấp nước phân phối trên địa bàn Hà Nội như Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội, Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội, Công ty CP VIWACO, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông… trong đó có những điểm thay thế chủ lực việc sử dụng nguồn nước ngầm ô nhiễm nặng như hệ thống giếng ngầm của các nhà máy nước phía Nam tại nút Pháp Vân; Cung cấp nước sạch cho một số vùng trước đây chưa có mạng lưới nước sạch, phải sử dụng nước tự khoan như địa bàn các xã Trung Màu, Văn Đức huyện Gia Lâm, và đang tiếp tục lắp đặt mạng phân phối cho các xã Dục Tú, Mai Lâm huyện Đông Anh, phạm vi này đang tiếp tục được mở rộng thêm; Đặc biệt đã đáp ứng sự thiếu hụt nguồn cung nước sạch cho cư dân Hà Nội trong đợt nắng nóng cao điểm hè 2019.

Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Ứng dụng công nghệ và vận hành quy trình thân thiện với môi trường - Ảnh 3.

Chủ tịch Hôi đồng quản trị Nhà máy nước mặt Sông Đuống Đỗ Thị Kim Liên.

Về mức giá bán ra cho người tiêu dùng, Chủ tịch hội đồng quản trị Nhà máy nước mặt Sông Đuống Đỗ Thị Kim Liên chia sẻ, sau khi đi vào vận hành toàn bộ giai đoạn 1 vào đầu tháng 9 vừa qua, giá tạm tính nước sinh hoạt của nhà máy là 10.246 đồng/m3 nhưng đây vẫn chưa phải con số cuối cùng. Hiện tại nhà máy đang cung cấp nước với giá 7.700 đồng/m3 nước cho giai đoạn 1A.

Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Ứng dụng công nghệ và vận hành quy trình thân thiện với môi trường - Ảnh 4.

Trạm lấy nước từ sông Đuống của nhà máy. Nước thô từ sông Đuống được thu qua kênh dẫn nước hở với công suất lên đến 1,2 triệu m3 mỗi ngày đêm, dẫn về nhà máy xử lý hoặc hồ sơ lắng tùy theo chất lượng nước nguồn để tiết kiệm điện năng.

Tuy nhiên, đó là giá tạm tính của Thành phố Hà Nội. Khi Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán sẽ định ra một mức giá hợp lý cuối cùng.

Bà Liên cho rằng: "Với mức đầu tư như vậy thì giá nước phải đi cùng với giá đầu tư. Điều đáng nói, chúng tôi đang bị so sánh với giá nước ngầm. Điều này là bất công. Thực sự với giá nước này doanh nghiệp còn đang rất trăn trở, phải gồng mình vì vẫn phải đi vay lớn. Thậm chí chúng tôi vẫn đang lỗ với mức giá tạm tính 7.700 đồng. Nhưng chúng tôi vẫn đang chịu đựng được".

Bà Đỗ Thị Kim Liên khẳng định: "Mục tiêu, khát vọng của NMNM Sông Đuống là mang nguồn nước sạch sinh hoạt đến toàn bộ những khu vực thiếu nước của Thủ Đô và những tỉnh lân cận. Với năng lực, kỹ thuật và kinh nghiệm hiện tại, NMNM Sông Đuống đã làm chủ được Công nghệ, cơ sở hạ tầng và khoảng không cần thiết cho các giai đoạn tiếp theo, chúng tôi khẳng định nếu UBND TP Hà Nội và các tỉnh khác đặt hàng, cứ mỗi 12 tháng, chúng tôi có thể cung cấp thêm 150,000m3 nước sinh hoạt sạch mỗi ngày đêm, để tiếp tục lan toả nguồn sống, giá trị nhân văn cho cộng đồng".

Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Ứng dụng công nghệ và vận hành quy trình thân thiện với môi trường - Ảnh 5.

Toàn bộ khu vực nhà máy và quy trình sản xuất được bảo vệ chặt chẽ và giám sát 24/7 để đảm bảo mức độ an toàn tuyệt đối cho việc vận hành và chất lượng nước đầu ra.

 

MẠNH DŨNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh