THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:20

Nhà cao tầng ‘bịt mắt’ radar thời tiết ở Nha Trang?

 

Sạt lở tại khu vực núi Cô Tiên tràn xuống làm sập nhà dân ở P.Vĩnh Hòa (TP.Nha Trang, Khánh Hòa). ẢNH: T.Đ.N
 
Liên quan công tác dự báo cảnh báo mưa lớn ở khu vực xảy ra lũ quét và sạt lở trên địa bàn Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) gây thiệt hại nặng về người và tài sản, ông Nguyễn Vinh Thư, Giám đốc Đài khí tượng cao không, thuộc Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), chiều 20.11 cho biết Trạm radar thời tiết Nha Trang (đặt tại TP.Nha Trang) được trang bị từ những năm 2000, đã hỗ trợ tốt trong công tác quan trắc, theo dõi, cảnh báo và giám sát toàn bộ diễn biến thời tiết khu vực nam Trung bộ trong phạm vi bán kính 200 - 300 km.
Tuy nhiên, do đô thị hóa và phát triển hạ tầng quá nhanh, trạm radar thời tiết Nha Trang đang bị bao phủ bởi rất nhiều công trình tòa nhà, khách sạn và các tháp truyền hình, viễn thông... Đợt mưa lớn kỷ lục xảy ra vừa qua, vùng mưa lớn nhất radar lại không quan trắc được do bị che khuất địa vật là các công trình tòa nhà cao tầng bao quanh.
Bên cạnh đó, vùng mưa rất to gây ra lũ quét và sạt lở đất này lại chỉ cách Trạm radar thời tiết Nha Trang khoảng 3 km, nằm ngay trong vùng mù/vùng nhiễu của radar (thường có bán kính khoảng 5 km tính từ trạm) nên đã không thể quan trắc.
Mặc dù số liệu vệ tinh khí tượng Himawari hiện đang thu nhận được tại Tổng cục Khí tượng thủy văn quan trắc mây từ trên cao trong thời gian 10 phút ở khu vực trên, tuy nhiên do bản chất số liệu vệ tinh vẫn còn một số hạn chế như: độ phân giải thấp, quan trắc mây từ trên cao (đỉnh mây), không phân định rõ cấu trúc phát triển của mây nên chưa đánh giá định lượng mưa được tốt. Khác với vệ tinh, radar quan trắc mây từ phía dưới lên nên cho phép xác định chi tiết cấu trúc mây, độ dày của mây để từ đó có thể ước lượng định lượng mưa.
Cũng theo ông Thư, mật độ các trạm radar quan trắc thời tiết khu vực nam Trung bộ còn rất thưa, chỉ có duy nhất một trạm tại Nha Trang, dọc theo các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đều không có và cho đến tận khu vực Nhà Bè (TP.HCM) mới có thêm một trạm. Còn từ Nha Trang hướng lên phía bắc Tây nguyên thì không có trạm nào nên không thể quan trắc được ở khu vực này.
“Dự kiến trong quý 2/2019, dự án Trạm radar thời tiết Hòn Tre (TP.Nha Trang) được hoàn thành và đưa vào sử dụng thì công tác quan trắc ở khu vực nam Trung bộ sẽ đạt hiệu quả cao hơn”, ông Thư nói.
Ông Dư Đức Tiến, Phó phòng Dự báo số trị và viễn thám, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cũng bày tỏ dự báo định lượng mưa trong thời gian ngắn hiện nay vẫn là thách thức của ngành khí tượng thế giới.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh