THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:52

Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm “đòn bẩy” giúp phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang

Thời gian qua, dịch Covid-19 đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là người nghèo, người thu nhập thấp. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sở Lao động Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương cho vay đối với người lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 bằng nguồn vốn vay từ ưu đãi theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.

Người lao động tiếp cận hiệu quả nguồn vay vốn để đi hợp tác lao động.

Người lao động tiếp cận hiệu quả nguồn vay vốn để đi hợp tác lao động.

Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang Lý Văn Cẩm cho biết: Về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 126, Nghị quyết số 68, Quyết định số 33 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021, tính từ năm 2021 đến nay toàn tỉnh đã giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: có 22.758 lượt đơn vị với 1.355.744 lượt lao động được hỗ trợ (tổng từng lượt theo tháng từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022), số tiền 35,1 tỷ đồng. Đồng thời, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: giải quyết tạm dừng đóng cho 12 đơn vị với 5.190 người lao động, số tiền 14,53 đồng.

 

Song song đó, tỉnh còn hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Về chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh: Toàn tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ 19.296 hộ kinh doanh với số tiền 57,88 tỷ đồng; đã chi hỗ trợ 18.607 hộ với số tiền 55,82 tỷ đồng. Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất: đã giải ngân cho 120 lượt người sử dụng lao động vay 127,92 tỷ đồng để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 35.985 lượt người lao động.

Ông Lý Văn Cẩm cho biết thêm, đến nay, cơ bản các chính sách hỗ trợ đã hoàn tất, hỗ trợ trên 544.000 lượt người lao động và hộ kinh doanh với số tiền trên 1.016 tỷ đồng. Về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động các địa phương tiếp nhận 745 lượt đơn vị đề nghị hỗ trợ, với 29.501 người lao động, số tiền đề nghị 40 tỷ đồng (Hỗ trợ người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp: 25.987 người với số tiền đề nghị 33,6 tỷ đồng. Hỗ trợ người lao động quay lại thị trường lao động: 3.514 người với số tiền đề nghị 6,3 tỷ đồng).

Các chính sách an sinh xã hội và chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề lao động nông thôn…được lồng ghép triển khai đồng bộ, kịp thời. Trong những tháng đầu năm 2022, đã giải ngân cho 13.657 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn, với tổng số tiền hơn 420,6 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay đã hỗ trợ tạo việc làm cho 2.906 lao động, 6.980 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường được xây dựng và 684 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để tiếp tục đi học.

Các chính sách an sinh xã hội và chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề lao động nông thôn…được lồng ghép triển khai đồng bộ, kịp thời.

Các chính sách an sinh xã hội và chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề lao động nông thôn…được lồng ghép triển khai đồng bộ, kịp thời.

Hiện nay Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tiền Giang đang triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng qua các ngân hàng thương mại theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; trong đó, đã ban hành văn bản chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn triển khai thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định, chủ động, kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách đến người dân, doanh nghiệp.

Đến 30/6/2022, nguồn vốn đạt 3.457.373 triệu đồng, tăng 3.368.695 triệu đồng (gấp 39 lần) so với khi mới thành lập. Từ nguồn vốn ưu đãi góp phần khôi phục một số ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động.

Cụ thể, Chi nhánh Tiền Giang đã giải ngân cho hơn 789.151 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách góp phần giúp cho 129.169 hộ thoát nghèo và thoát cận nghèo; thu hút 99.394 lao động có việc làm; 92.074 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng 217.261 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; 2.121 căn nhà cho họ gia đình vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long; 129.48 căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách chưa có nhà ở; 599 lao động thuộc hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Bên cạnh đó còn hỗ trợ 143 hộ gia đình người lao động có thu nhập thấp được vay vốn Nhà ở xã hội để mua, xây dựng mới và sửa chữa các ngôi nhà ở khang trang; hỗ trợ 46 doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 36.055 lượt lao động; giúp cho 961 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến; hỗ trợ 24 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập vay vốn do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 

20 năm qua, ngân hàng đã giải ngân cho khoảng 790 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay, góp phần giúp cho gần 130 nghìn hộ thoát nghèo và thoát cận nghèo, thu hút hơn 99 nghìn lao động có việc làm.

20 năm qua, ngân hàng đã giải ngân cho khoảng 790 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay, góp phần giúp cho gần 130 nghìn hộ thoát nghèo và thoát cận nghèo, thu hút hơn 99 nghìn lao động có việc làm.

Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang Dương Văn Hoàng cho biết, 20 năm qua, ngân hàng đã giải ngân cho khoảng 790 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay, góp phần giúp cho gần 130 nghìn hộ thoát nghèo và thoát cận nghèo, thu hút hơn 99 nghìn lao động có việc làm; khoảng 92 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng hơn 217 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường ở nông thôn; hơn 2.000 căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ, gần 13 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách…

Thời gian tới, NHCSXH Tiền Giang sẽ tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể, các tổ tiết kiệm và vay vốn tại các xã, phường, thị trấn tạo điều kiện tốt nhất để các gia đình có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đều được tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo Nghị quyết 11 của Chính phủ; đảm bảo giải ngân nhanh chóng, kịp thời. Có thể khẳng định, việc đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến kịp thời với hộ nghèo và các đối tượng chính sách là yếu tố quan trọng giúp Tiền Giang thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, ổn định kinh tế - xã hội địa phương.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh