Người yếu thế thường dễ bị bạo lực gia đình
- Y học 360
- 14:48 - 16/07/2021
- Đa dạng các hình tuyên thức truyền phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em
- Không để phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển của Việt Nam vì bạo lực trên cơ sở giới
- Đà Nẵng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Cũng theo bà Linh, trẻ em có thể dễ dàng là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình, bao gồm các việc các em là đối tượng bị cha mẹ bạo hành, xâm hại, đôi khi bị trừng phạt thể chất và tinh thần. Trẻ em có thể chỉ là người chứng kiến bạo lực gia đình, điều này cũng ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và quan điểm, nhân sinh quan cuộc sống của trẻ em. Và hơn hết, trẻ em cũng là những người có thể tạo nên sự thay đổi. Trẻ em nhận thức, có tiếng nói và lên tiếng yêu cầu chấm dứt bạo lực ngày hôm nay sẽ là những người kiến tạo nên một xã hội an toàn, công bằng, những gia đình thực chất tôn trọng quyền trẻ em và quyền con người, tràn đầy yêu thương,...
Theo số liệu thống kê của Bộ VH-TT&DL tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh thành, trong giai đoạn 2009-2019, tổng số vụ bạo lực gia đình các địa phương đã phát hiện trên cả nước là 297.498 vụ. Trong giai đoạn này, số vụ bạo lực gia đình giảm dần qua các năm: năm 2009 là 53.206 vụ, giảm xuống còn 20.108 vụ trong năm 2015 và chỉ còn 8.176 vụ trong năm 2019.
Lý giải và đánh giá về thực trạng vấn đề bạo lực trẻ em trong gia đình, ông Nguyễn Trọng Tiến, đại diện Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam cho rằng, các hình thức bạo lực trẻ em không chỉ đơn thuần là sử dụng đòn roi, bạo lực thân thể mà thực tế rất đa dạng như bạo lực tinh thần (chửi mắng, xúc phạm), bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế như bóc lột lao động, chiếm giữ và kiểm soát tài chính của trẻ em,…
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ em bị bạo lực trong gia đình nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn đến từ nhận thức hay những quan niệm cố hữu như: "Thương cho roi, cho vọt" hay "Không đánh thì không thể dạy được trẻ",… hay sự thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về quyền trẻ em nói riêng. "Thực tế khi tiếp cận hỗ trợ các nạn nhân, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn như: khó tiếp cận được với các thành viên trong gia đình; thông tin trình báo thường chậm; một số thành viên trong gia đình che giấu thông tin bạo hành trẻ,… Cần nhớ rằng, không có bất cứ hình thức bạo lực nào được xem là sự yêu thương đối với trẻ em", ông Tiến nói.
Theo bà Trịnh Thị Lê, Điều phối viên dự án Viện Nghiên cứu Phát triển cộng đồng (ACDC), trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị tấn công bạo lực cao gần gấp 4 lần so với trẻ em không khuyết tật và dễ trở thành nạn nhân của bạo hành và xâm hại hơn trẻ không khuyết tật. Hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về bạo lực gia đình với trẻ khuyết tật nhưng trên thực tế trẻ khuyết tật phải trải qua rất nhiều câu chuyện bạo lực gia đình. Người gây ra bạo lực với trẻ em có thể là anh chị em của trẻ, những người thiếu kiên nhẫn hoặc thiếu tôn trọng trẻ em khuyết tật.
Các nhà làm luật cần nghiên cứu bổ sung một số hình thức xử phạt vi phạm hành chính (như giáo dục bắt buộc, phạt lao động công ích,...) nhằm đa dạng hóa hình thức xử phạt, tăng tính khả thi cũng như tăng hiệu quả răn đe, giáo dục của các chế tài xử lý vi phạm hành chính. Vì thế, bà Lê đề xuất: "Cần tăng mức phạt tiền đối với các hành vi bạo lực gia đìnhmà nạn nhân là trẻ khuyết tật, bổ sung một số chế tài đối với một số hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra phổ biến trên thực tế như hành vi bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật".
Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ quyền của người LGBT, ông Lương Thế Huy – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) chia sẻ, những người LGBT bị bạo lực bởi nhiêu đối tượng khác nhau trong xã hội nhưng bị bạo lực nhiều nhất bởi chính những người trong gia đình. Trẻ em LGBT vẫn bị xem là "ngộ nhận", "đua đòi" và "cần chữa trị", hay nhẹ hơn là "định hướng giáo dục lại cho đúng" hay trì hoãn sự chấp nhận thay vì hỗ trợ giúp đỡ tiếp cận tới các thông tin đúng vì cho rằng như thế là "chịu thua" hay "khuyến khích con cái lệch lạc".
Các hình thức bạo lực thể xác khá phổ biến do bố mẹ nghĩ rằng con mình bị ảnh hưởng bởi lối sống lệch lạc hoặc xâm phạm đời sống riêng tư. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực nhưng nguyên nhân gốc rễ chính là các định kiến về giới và tình dục. "Bạo lực với người LGBT chính là bạo lực trên cơ sở giới, tuy nhiên Luật phòng chống bạo lực gia đình vẫn chưa nhắc đến nhóm những người LGBT. Do vậy, các gia đình, chính quyền và các cơ quan liên quan và chính những người LGBT chưa nhận thức được việc áp dụng luật này để phòng và bảo vệ họ khỏi bạo lực từ chính những người thân trong gia đình", ông Huy nhấn mạnh.