THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:31

Cầu an cửa phật ở chùa Giác Hạnh Tự

  Từ chiều mùng 2 Tết, chùa Giác Hạnh tự đông kín phật tử các nơi đổ về cầu tài cầu lộc. Ngồi trước thiền môn, dưới chân đức phật, ai cũng có chung một tấm lòng là ngẫm nghĩ nhìn lại một năm làm ăn vất vả, cầu an phước cho  năm mới mọi điều tốt lành. Và đây cũng là dịp để những người tha hương cầu thực đến ăn mày cửa phật. Những kẻ làm điều xấu, điều chưa tốt đến sám hối tội lỗi của mình.

Người Vũng Tàu cầu an cửa phật

Bắt đầu làm lễ, trụ trì chùa thầy Thích Thiện Thọ cùng các phật tử quì trước phật tổ thỉnh chuông, thông báo với phật tử giờ lễ cầu an đã tới.

Trụ trì chùa Giác Hạnh Tự hiện là thầy Trần Văn Ngọc (Pháp danh Thích Thiện Thọ), đã 87 tuổi nhưng còn rất minh mẫn. Mắt cụ tinh tường, đọc chữ nho, chữ việt không cần đeo kính. Thầy về trụ trì chùa Giác Hạnh Tự sau ngày giải phóng 30/4/1975, và đã 79 năm ăn chay niệm phật.

Với tấm lòng cứu độ chúng sinh, mỗi lần cầu an, cụ dường như khoẻ ra và minh mẫn hơn. Thầy Thích Thiện Thọ cho biết: “Nhà chùa luôn rộng cửa đón các phật tử, dang rộng vòng tay cứu vớt những cuộc đời lầm lỡ. Khuyên dậy chúng sinh làm việc thiện điều hay lẽ phải, trừ gian, bỏ ác, sống vui. Người trẻ kính trên, người già nhường dưới để cái đức, cái hậu cho thế hệ con cháu mai sau. Đó là cái nhân, cái quả, là tấm lòng nhà phật. Phật tử đến nhà chùa thường là khúc mắc chuyện gia đình bất hoà, làm ăn không thành, nhân duyên trắc trở…

Người Vũng Tàu cầu an cửa phật
Sau khi thỉnh chuông “báo cáo” phật tổ, thầy Thọ cùng thầy Giáp (thường gọi là thầy Giác) đánh 3 hồi trống, tất thì các phật tổ xếp hàng ngay ngắn quì trước thiền môn cúng phật.

Do vậy trách nhiệm của nhà chùa là giảng giải để tâm hồn họ bình an hướng thiện, tránh làm điều ác, điều xấu. Đó là gieo “nhân” để đời sau gặt “quả”. Để khuyên dạy con người hướng thiện, trước hết nhà phật phải có tấm lòng từ bi vô độ tâm lương. Răn dậy nâng đỡ tinh thần một kẻ ác hoàn lương là cứu được một chúng sinh hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Giúp được người nghèo khó là tấm lòng từ bi hỉ xả. Đó là cốt cách, là luân thường đạo lý của nhà phật”.

Người Vũng Tàu cầu an cửa phật
Bà con đến cầu an ai cũng kính cẩn thành tâm.

Bắt đầu lễ cầu an, thầy Thọ cùng các phật tử chủ chốt (phật tử lâu năm gắn bó với chùa) quì trước phật tổ. Thầy thỉnh chuông đốt hương như “báo cáo” với phật tổ và thông báo cho các phật tử đến giờ cầu an. Sau đó cùng với học trò của mình là thầy Giáp (pháp danh Đại đức Thích Thiện Giác) thắp hương, thỉnh chuông lớn và đánh ba hồi trống báo hiệu thiền môn nhập lễ.

Người Vũng Tàu cầu an cửa phật
Lễ cầu an diễn ra trong tiếng cầu kinh niệm phật của phật tử xen lẫn tiếng chuông chùa ngân vang thiêng liêng. Chú tiều của nhà chùa liên tục trực bên chuông lớn.

Trong khi nhập lễ cầu an, chuông lớn luôn được chú tiểu của chùa thỉnh kêu ngân vang. Đến chùa lễ cầu an năm nay, nét mới là có cả nam thanh nữ tú đến cầu tài cầu lộc. Bà con đến chùa cầu an đầu năm mới đều chung một tấm lòng, một ước nguyện là cầu sức khoẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, gia đình hạnh phúc ấm êm, xóm làng đoàn kết văn hoá.

Người Vũng Tàu cầu an cửa phật

Đến lễ cầu an không chỉ người già, phụ nữ mà cả nam thanh nữ tú.

Chị Nguyễn Thị Thanh, phật tử của chùa lâu năm cho biết: “Lễ cầu an là một nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt, nó không chỉ có tính hướng thiện nhắc nhở mọi người lòng khoẻ, gia đình hoà thuận ấm êm, làm ăn xuôi chèo mát mái, trời đất mưa thuận gió hoà, tình người đoàn kết an bình, tiến bộ, tuyệt nhiên không có sự mê tín”.

Người Vũng Tàu cầu an cửa phậtTất cả mọi người già trẻ, lớn bé, trai, gái ai ai cũng thành tâm khấn nguyện cầu cho sự an lành.

Trần Mạnh Tuấn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh