THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:27

Người về hưu đi làm tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Theo khoản 10, điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2, điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) và được hướng dẫn chi tiết bởi điểm k, khoản 1, điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, tiền lương hưu do Quỹ BHXH trả theo quy định của Luật BHXH; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện thì được miễn thuế thu nhập cá nhân (lưu ý: Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu được trả từ nước ngoài).

1. Thu nhập từ tiền lương là thu nhập chịu thuế

Theo khoản 2, điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ 11 khoản phụ cấp, trợ cấp.

Người về hưu đi làm tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?   - Ảnh 1.

Khi có quyết định nghỉ hưu, thay vì ở nhà thì nhiều người tiếp tục ký hợp đồng làm việc

Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức như: Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có). Khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động đối với những sản phẩm bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm. Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: Chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ (lưu ý, trường hợp thẻ được sử dụng chung thì không tính vào thu nhập chịu thuế). Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Các khoản lợi ích khác.

Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: Chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...

Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán. Trừ các một số khoản thưởng.

2. Phải có thu nhập tính thuế

Theo điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất

Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ sau: Các khoản giảm trừ gia cảnh (giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 9 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc là 3.6 triệu đồng/tháng/người). Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Sau khi trừ đi các khoản giảm trừ mà thu nhập tính thuế dương (số tiền còn lại > 0) thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Tóm lại, quy định về tính thuế thu nhập cá nhân đối với người về hưu nhưng đi làm như sau: Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ lương hưu. Trường hợp đi làm có thu nhập từ tiền lương, tiền công sau khi trừ đi các khoản giảm trừ mà số tiền còn lại lớn hơn không (> 0) thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Theo H.Lê/Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh