Người tài giỏi: Luôn bắt đầu với việc khó, thành công nhờ kiên trì
- Chia sẻ
- 15:09 - 22/06/2020
"Giữa một việc vô cùng khó khăn, phải cần tới chín chín tám mốt kiếp nạn mới có thể thành công và một việc khác, khá đơn giản, mỗi ngày chỉ cần lặp đi lặp lại làm là được, bạn không những có thể giải quyết được vấn đề sinh hoạt, lại còn có thời gian đi du lịch đây đó. Bạn sẽ lựa chọn việc nào?"
Có một người đã đặt ra một câu hỏi như này trên mạng xã hội, và điều bất ngờ đó là, có tới 85% người lựa chọn công việc sau. Nguyên nhân là bởi: Việc trước rủi ro cao nhưng chưa chắc đã thành công; còn công việc sau lại không tiềm tàng rủi ro.
Đúng vậy, đối với những người đi làm mà nói, lựa chọn thứ ổn định, ít rủi ro là điều rất dễ hiểu. Nhưng nếu như ai cũng lựa chọn như vậy, con đường đó không phải là sẽ rất đông người, thậm chí có khi sẽ phải rơi vào cảnh tắc đường thường xuyên, dẫn tới hậu quả là sớm bị đào thải hay sao? Còn lựa chọn con đường kia, trông thì khó, chưa chắc đã thành công, nhưng người đi đường lại ít, xác suất thành công cũng sẽ cao hơn.
Cá nhân tôi cho rằng, lựa chọn việc mình quen và giỏi là đúng, nhưng bạn cũng cần không ngừng ưu việt hóa và làm mới cái phương diện quen thuộc và giỏi của mình, không thể cứ dừng lại mãi ở vùng thoải mái, cần phải không ngừng thử thách mình ở phương diện mà bạn cho là giỏi và quen thuộc đó, tới khi đó, bạn mới thực sự được gọi là chuyên gia.
Chẳng hạn, ở công ty, sếp giao cho bạn một công việc đơn giản và lặp lại, khi mới bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái, đời người thật dễ dàng. Nhưng nếu bạn cứ như vậy an ổn, không tự mình điều chỉnh lại, không học hỏi các nghiệp vụ khác, thời gian lâu dần, ý chí phấn đấu của bạn sẽ dần biến mất, nhiệt huyết cũng dần dần phai nhạt đi. Lúc này, bạn có muốn trưởng thành thì thời cũng sớm đã không đợi người nữa rồi. Thậm chí có những người còn không nhận thức được rằng trước giờ mình luôn ở trong vùng thoải mái, thỉnh thoảng phải bước vào một nhiệm vụ mang tính cạnh tranh nào đó liền sẽ cảm thấy rất không an tâm, cuối cùng, lại quay trở lại vùng thoải mái đó. Nếu sếp giao cho bạn một công việc đầy thách thức vào thời điểm này, bạn sẽ nghi ngờ liệu khả năng của mình có đủ năng lực hay không, và bạn sẽ không yên tâm vì bạn chưa tự mình hoàn thành một dự án lớn bao giờ…
Ở nơi làm việc, người tài giỏi thực sự đều bắt đầu với việc khó, và thành công nhờ kiên trì. Vì sao ư? Nguyên nhân có 3 điều:
1. Bước ra khỏi vùng thoải mái, lựa chọn việc khó, tỷ lệ thành công của bạn sẽ luôn lớn hơn những người bên cạnh
2. Con đường thành công không đông đúc, tấp nập, bởi lẽ người kiên trì được có rất ít
3. Vội vàng thỏa mãn dục vọng mà quên mất đi lý tưởng ban đầu
Suy cho cùng, người thất bại, là người lựa chọn ở trong vùng thoải mái; còn người thành công đều bắt đầu với chuyện khó và thành công nhờ kiên trì.