CHỦ NHẬT, NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2024 10:15

Người nổi tiếng chung tay tô cam thế giới, xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em

Hoạt động do UN Women - Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam tổ chức, hướng đến Tháng hành động quốc gia về bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực giới. Đây là chương trình nằm trong chiến dịch toàn cầu 16 Ngày hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ.

DSC01440

Màu cam được Liên hợp quốc lựa chọn là biểu tượng cho chiến dịch xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em; đồng thời, thể hiện khát vọng về tương lai tươi sáng, bình đẳng,  không có bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam (áo xanh thứ 2 từ phải sang)

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam (áo xanh thứ 2 từ phải sang)

Phát biểu tại sự kiện, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng Đại diện UN Women cho biết: “Mỗi người chúng ta đều có vai trò trong chuyến hành trình này. Sự tham gia của những người có ảnh hưởng đóng vai trò rất quan trọng vì họ có khả năng tác động đến cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Hãy biến những nguồn cảm hứng được lan truyền ngày hôm nay thành hành động cụ thể nhằm chấm dứt tất cả hình thức bạo lực trẻ em và phụ nữ. Hãy tôn trọng tất cả phụ nữ và trẻ em, lắng nghe ý kiến của họ, lên tiếng và tìm kiếm hoặc cung cấp sự hỗ trợ khi bạn chứng kiến bạo lực trẻ em và phụ nữ; cùng lan tỏa thông điệp của chương trình đến nhiều người hơn”.

Duy Khoa phat bieu

Vừa qua, ngày 30/9, chương trình được tổ chức tại đầu cầu TP Hồ Chí Minh với sự tham dự của hơn 30 người có tầm ảnh hưởng. Tiếp nối thành công trên, UN Women tiếp tục tổ chức buổi tập huấn dành cho KOLs khu vực miền Bắc vào ngày 12/10 tại Hà Nội. Chương trình nhận được sự ủng hộ của: Ca sĩ Mỹ Linh, diễn viên Bảo Thanh, diễn viên Bảo Hân, diễn viên Ngọc Huyền, nhà báo Trương Anh Ngọc, Hoa hậu Ngọc Hân, Á hậu Huyền My, nhà văn Trang Hạ, Vlogger An Nguy, Youtuber Ninh Tito, ca sĩ Minh Vương... cùng nhiều nghệ sĩ có ảnh hưởng trong cộng đồng.

Nhà văn Trang Hạ phát biểu: Dự án của team Cam đã kết nối được đa thế hệ trên các kênh truyền thông hiện nay, góp phần lan tỏa thông điệp "Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, bảo vệ quyền của những người yếu thế trong xã hội hiện nay". 

My Linh

Tiktoker Trần Hoàng Anh (Hans Trần): Phụ nữ và trẻ em là để yêu thương và trân trọng. Hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em là những hành vi không thể chấp nhận được trong xã hội hiện nay mà cần phải được lên án và loại bỏ, biến không gian sống xung quanh chúng ta thành nơi an toàn và không có bạo lực.

Hot mom Nguyễn Nam Thương (Chuyện nhà Đậu): Bạo lực luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Việc bạo lực với phụ nữ không chỉ dừng lại ở việc đánh đập hành hạ thể xác, gây ra những tổn thương về sức khỏe của người phụ nữ mà còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Hãy nuôi con trai và con gái của bạn bình đẳng và dạy chúng rằng không có gì con trai làm được mà con gái lại không làm được.

Tiktoker Bằng Okyo: Tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Một hành động, một tiếng nói cũng có thể giúp ngăn chặn hành vi bạo lực. Và hơn hết, mỗi người đều có khả năng làm được điều đó.

tat ca

Phụ nữ và trẻ em cần giúp đỡ, hãy liên hệ:

Tổng Đài Quốc Gia Bảo Vệ Trẻ Em 111

Hội Nông dân Việt Nam: 1800 1768

Ngôi nhà Bình yên: 1900 969 680

Ngôi nhà Ánh Dương Quảng Ninh: 1800 1769

Ngôi nhà Ánh Dương Thanh Hóa: 18001744

Ngôi nhà Ánh Dương TP HCM và Đà Nẵng & Trung tâm CSAGA: 024 33335599

Trên toàn cầu, mỗi năm có 1 tỷ đứa trẻ phải hứng chịu bạo lực không bằng hình thức này thì là hình thức khác. Khảo sát Chỉ số Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam về trẻ em và phụ nữ năm 2020 - 2021 chỉ ra, hơn 72% trẻ em trong độ tuổi 10 - 14 đã từng bị kỷ luật bạo lực. Trong đó, 39% trẻ em bị bạo lực tinh thần, bị xâm hại thể chất (47%), xâm hại tình dục (20%) và bị bỏ bê (29%). Những vết sẹo này không chỉ để lại nỗi đau về thể xác mà nó còn mang lại ám ảnh dai dẳng về tinh thần đến suốt cuộc đời.

Theo Khảo sát Quốc gia về Bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019, 62,9% phụ nữ ở Việt Nam trong đời đã từng chịu một hoặc nhiều hơn các hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tình cảm và kinh tế cũng như hành vi kiểm soát do chồng hoặc bạn tình gây ra. Trong xã hội Việt Nam, bạo lực thường bị giấu kín với 90,4% người bị bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền và một nửa trong số họ không bao giờ kể với bất kỳ ai về việc bị bạo lực. Thêm vào đó, những tác động của bạo lực phụ nữ ước tính tương đương với 1,81% GDP của Việt Nam năm 2018.

Các yếu tố nguy cơ dẫn tới bạo lực, xâm hại và bóc lột càng trở nên trầm trọng hơn do các tác động kinh tế - xã hội của đại dịch COVID-19. Bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần trong gia đình, trường học và trên mạng đang xảy ra đối với hàng triệu trẻ em và phụ nữ, kể cả ở Việt Nam.

Việt Cường

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh