Nhiều chính sách “tiếp sức” nhưng cơ hội việc làm của NKT vẫn là "cửa hẹp"
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 23:29 - 07/12/2017
Tạo việc làm và trang bị kỹ năng hòa nhập cho người khuyết tật là trách nhiệm của cộng đồng
Cơ hội việc làm của NKT còn hạn chế
Đối với NKT nhu cầu việc làm rất lớn và hiện mới chỉ đáp ứng được phần nhỏ. Phần lớn NKT có việc làm không ổn định, chủ yếu là các công việc tạm thời hoặc trong các tổ chức cơ sở nhân đạo, từ thiện. Số người tìm được việc làm ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc các công việc đòi hỏi kỹ năng, trình độ chuyên môn rất ít. Do đó, thu nhập của NKT tương đối thấp và không ổn định.Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng thường bỏ qua không nghĩ đến việc tuyển NKTvì cho rằng, khả năng làm việc của NKT không bằng người lành lặn, không chịu được áp lực công việc cao, sức khỏe yếu, chuyên môn kém..., làm ảnh hưởng đến quy trình và năng suất lao động.
Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT tập trung chủ yếu ở khâu dạy nghề và giới thiệu việc làm, trong khi khâu tư vấn nghề, hỗ trợ tại nơi làm việc, tạo ra các điều chỉnh hợp lý tại nơi làm việc còn hạn chế. Các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến việc làm và phục hồi khả năng lao động cho NKT như các cơ sở dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, đơn vị phục hồi chức năng, doanh nghiệp… chưa tạo được sự kết nối, hợp tác chặt chẽ do nước ta vẫn chưa chính thức có chương trình phục hồi chức năng lao động cho NKT.
Dù muốn tìm được việc làm phù hợp nhưng NKT khó có việc làm ổn định
Bên cạnh đó, nhận thức về dạy nghề và tạo việc cho NKT còn chưa đầy đủ; hệ thống dạy nghề tại các cơ sở còn yếu và thiếu, chưa đủ khả năng đáp ứng công tác dạy nghề cho NKT. Nội dung chương trình dạy và hình thức đào tạo cũng chưa hợp lý, cần có những giáo trình dành riêng cho NKT. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho NKT còn yếu cả về kiến thức, kỹ năng và nhận thức về các lĩnh vực kỹ thuật, sư phạm.
Các cơ sở dạy nghề cho NKT chưa có số liệu thống kê đánh giá, phân loại số NKT theo mức độ, dạng tật, theo khả năng lao động để giúp cho công tác dạy nghề phù hợp với khả năng học nghề, khả năng lao động, yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai. Đồng thời, các cơ sở đào tạo chưa phù hợp với thị trường lao động, chủ yếu đào tạo ngắn hạn, chưa chú trọng đào tạo văn hóa, chuyên môn kỹ thuật dẫn đến hạn chế cơ hội việc làm của NKT.
Nhiều chính sách "tiếp sức"
Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, toàn thành phố có 97.392 NKT, trong đó: 20.273NKT còn khả năng lao động; 11.717 NKT chưa có việc làm; 5.065 NKT có nhu cầu học nghề; 7.700 NKT có nhu cầu tìm việc làm.
Bà Dương Thị Vân, Chủ tịch Hội NKT TP. Hà Nội cho biết, NKT luôn muốn có nghề, có việc làm để tự nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, họ rất khó khăn trong "hành trình" học nghề, tìm việc. Không ít NKT sau nhiều lần đi xin việc thất bại đành ở nhà sống dựa vào gia đình hoặc "tự lo thân" bằng cách bán bánh mì, vé số, sửa xe… Thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ NKT học nghề và tìm kiếm việc làm. Đơn cử, thành phố đã ban hành Quyết định 4101/QĐ-UBND phê duyệt mức chi phí dạy nghề trình độ sơ cấp cho NKT.
Theo đó, NKT khi tham gia học nghề may công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn, điêu khắc gỗ, sơn mài, khảm trai, mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, mây tre đan, tin học văn phòng sẽ được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại (tiền ăn mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; tiền đi lại mức 200.000đồng/người/khóa học). Năm 2015, thành phố tiếp tục ban hành Quyết định 5137/QĐ-UBND hỗ trợ người khiếm thị học nghề trình độ sơ cấp, trong đó quy định người khiếm thị học nghề tẩm quất được hỗ trợ 3.898.000đồng/người/khóa. Đặc biệt, nhằm hỗ trợ NKT phát huy khả năng, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 161/KH-UBND thực hiện Đề án trợ giúp NKT thành phố giai đoạn 2013 - 2020. Sau 3 năm triển khai (2013 - 2015), đề án đã có gần 1.200 NKT được dạy nghề với tổng kinh phí khoảng 5 tỷ đồng. Bên cạnh kết quả đạt được, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho NKT vẫn còn nhiều khó khăn do thành phố phải tự cân đối nguồn kinh phí dạy nghề, trong khi đó nguồn huy động từ các nhà hảo tâm, tổ chức xã hội lại chưa đáp ứng được nhu cầu. Vấn đề mấu chốt giúp NKT có thể hòa nhập cộng đồng là tạo việc làm cho họnhưng hiện nay tỷ lệ NKTthất nghiệp vẫn còn cao. Nhiều NKT còn khả năng lao động, bằng nghị lực đã vươn lên, mong muốn tìm được việc làm phù hợp để không là gánh nặng của gia đình và xã hội nhưng cũng khó có việc làm ổn định. Bên cạnh đó, chế độ trợ cấp cho NKTcòn nhiều khó khăn và ngân sách eo hẹp…