THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:29

32.000 người rơi vào bẫy đa cấp của 'ông chủ' tiền ảo

 

Theo đó, hàng chục người mang theo biểu ngữ tố cáo các nhân vật bị cho là lừa đảo, đồng thời kêu cứu các cơ quan chức năng. Nhóm này cũng cho rằng iFan đã lừa gạt nhiều người với số tiền lên đến 15.000 tỷ đồng.

 Được biết, Modern Tech được thành lập vào ngày 31/10/2017. Có vốn điều lệ 100 tỷ đồng và mới chỉ thành lập vào tháng 10/2017 nhưng Công ty cổ phần Modern Tech bị tố là đã lừa đảo số tiền hơn 15.000 tỷ đồng. Ít ai biết cổ đông của công ty này có liên quan đến hoạt động đa cấp trước đó.

Modern Tech đăng ký hoạt động nhiều ngành nghề kinh doanh như sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi; hoạt động tư vấn quản lý; lập trình máy vi tính; sản xuất phần mềm… Trong đó, ngành nghề chính của công ty này là hoạt động thiết kế chuyên dụng, cụ thể là thiết kế website.

Theo các nạn nhân của Công ty cổ phần Modern Tech (Công ty Modern Tech), ước tính số người rơi vào bẫy của công ty này lên đến 32.000 người với tổng số tiền bị lừa đảo là 15.000 tỷ đồng. Tuy nhiên con số này mới chỉ là ước tính, chưa có thống kê chính xác nhưng số tiền bị mất thực tế có thể cao hơn. .

iFan bị nhiều người lên tiếng tố cáo lừa đảo


Người đại diện theo pháp luật của Modern Tech là ông Hồ Xuân Văn (SN 1988, ngụ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế). Trong vốn điều lệ 100 tỷ đồng doanh nghiệp này đăng ký, ông Văn là cổ đông lớn thứ hai góp 13%, còn cổ đông lớn nhất là ông Vũ Hữu Lợi (ngụ huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) với 15%.

6 cổ đông còn lại, mỗi người góp 12% vốn vào Modern Tech, gồm: Lương Huỳnh Quốc Huy (huyện Đức Hòa, Long An); Lưu Trọng Tuấn (ngụ quận 8, TP.HCM); Nguyễn Quốc Trọng (ngụ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai); Nguyễn Trung Hiếu (ngụ TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng); Hồ Phú Ty (ngụ TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) và Bùi Thị Ngọc Mỹ (ngụ TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương).

Trong đó, ông Lương Huỳnh Quốc Huy được biết đến là thành viên của Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam, công ty bán hàng đa cấp từng bị Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế xử phạt 61 triệu đồng vì vi phạm trong việc thực hiện các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm vào năm 2014.

Lê Ngọc Tuấn người kêu gọi nhiều nhà đầu tư tham gia dự án iFan bị nhiều người lên tiếng tố cáo lừa đảo.


Tuy nhiên ông Quốc Huy lại có chứng chỉ đào tạo viên bán hàng đa cấp được cấp vào tháng 4/2015. Sau đó, chứng chỉ của ông Lương Huỳnh Quốc Huy được công ty thông báo thu hồi và cấp đổi vào ngày 22/1/2018.

Các nạn nhân tố cáo Công ty Modern Tech lừa đảo tiền ảo đa cấp còn cho biết, hai cá nhân khác là ông Diệp Khắc Cường và Lê Ngọc Tuấn (còn được gọi là Tuấn Euro) cùng những người tự nhận là sáng lập tiền ảo iFan đã tổ chức các buổi hội thảo để quảng bá đồng tiền ảo này và kêu gọi nhà đầu tư.

Ông Diệp Khắc Cường được nhiều người biết đến trong vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mạng lưới Hữu nghị (FNC), doanh nghiệp được quảng bá chuyên phân phối các sản phẩm tế bào gốc từ thực vật ứng dụng sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng, dược phẩm trị ung thư và HIV ở Việt Nam. Một trong những mảng khác của FNC là kinh doanh đa cấp.

Bên cạnh đó, iFan cũng chạy bài quảng cáo trên một tờ báo lớn để củng cố lòng tin của người dân về dự án của mình. Với vỏ bọc hào nhoáng này, iFan len lỏi về được nhiều miền quê tại các tỉnh thành trên cả nước.

Các nạn nhân treo biểu ngữ tố cáo hành vi lừa đảo của Công ty Modern Tech


Đến ngày 10/4, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an và Công an TP.HCM vẫn chưa nhận được đơn tố cáo Công ty Modern Tech lừa đảo tiền ảo đa cấp của các nạn nhân. Trong trường hợp có đơn tố cáo, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc làm rõ.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh