THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:59

Người dân hài lòng với dịch vụ chi trả và các hỗ trợ của Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam”

 

Ông Đặng Kim Chung, Vụ trưởng, Giám đốc Ban Quản lý dự án trung ương cho biết, Dự án đã đi gần hết chặng đường và chuẩn bị vào giai đoạn kết thúc và cơ bản đã đạt được những kết quả khả quan theo đúng mục tiêu đã đề ra ban đầu. Dự án đã xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện và cài đặt hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội MISPosasoft cho tất cả các huyện, tỉnh/thành phố trên phạm vi cả nước. Đây là phần mềm quản lý trực tuyến thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ xã hội được kết nối từ Phòng LĐ-TB&XH của 713 huyện trong cả nước với 63 tỉnh/thành phố lên Bộ LĐ-TB&XH. Cùng với đó, các thiết bị công nghệ thông tin đã được trang bị và bàn giao cho tất cả các Phòng LĐ-TB&XH và Sở LĐ-TB&XH tỉnh/thành phố.

 

 

Ông Đặng Kim Chung cho biết, người dân hài lòng với dịch vụ chi trả và các hỗ trợ của Dự án.

 

Trong quá trình triển khai, Dự án cũng đã tổ chức được 96 lớp đào tạo mới và 80 lớp đào tạo nâng cao nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ ngành LĐ-TB&XH cấp huyện, tỉnh/thành phố trên toàn quốc duy trì, vận hành hệ thống MISPosasoft. Bên cạnh đó, Dự án đã hỗ trợ các tỉnh trong việc thu thập và cập nhật cơ sở dữ liệu các năm vào hệ thống để phản ánh thay đổi hàng năm về tình trạng nghèo cũng như những thay đổi thường xuyên trong các hồ sơ xin trợ cấp xã hội và chi trả. Đến nay, hầu hết các tỉnh đều đã và đang hoàn thành việc cập nhật dữ liệu người hưởng lợi từ năm 2015 đến năm 2018 lên hệ thống, có địa phuơng đã bắt đầu sử dụng dữ liệu chiết xuất từ hệ thống để phục vụ chi trả.

Đánh giá cao những kết quả Dự án SASSP đạt được trong thời gian qua, bà Nguyễn Nguyệt Nga cho rằng  với 3 hợp phần chính (Hỗ trợ tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội và giảm nghèo; Hỗ trợ chương trình Trợ giúp xã hội hợp nhất; Quản lý dự án), Dự án đã và đang phát huy mục tiêu tạo nền tảng giảm nghèo bền vững thông qua nhấn mạnh vai trò của hệ thống trợ giúp xã hội. Tuy nhiên, đến thời điểm này việc triển khai tiểu hợp phần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và hệ thống thông tin quản lý (MIS) vẫn còn chậm và cần được đốc thúc bởi đây là tiền đề cho việc hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về trợ giúp xã hội, giảm nghèo.

Về việc chậm trễ trong nhập dữ liệu của một số tỉnh được các đại biểu chia sẻ, thảo luận cụ thể tại hội nghị. Theo đó, các tỉnh như Quảng Nam, Vĩnh Phúc hiện đang dùng phần mềm nhập liệu riêng; một số huyện không sử dụng phần mềm MIS để cập nhật đối tượng, việc theo dõi và quản lý danh sách chi trả được thực hiện trên Excel; cán bộ phụ trách phần mềm MIS ở một số địa phương luân chuyển công việc, cán bộ mới chưa kịp tiếp nhận các kiến thức để vận hành hệ thống; việc nhập dữ liệu vẫn theo hình thức vừa làm vừa cập nhật…

Ông Đặng Kim Chung khẳng định, tới thời điểm này, MIS vẫn là một phần mềm ưu việt, cán bộ phải được thao tác thường xuyên, thuần thục để tránh nhầm lẫn, sai sót và trong quá trình vận hành các lỗi kỹ thuật sẽ sớm được khắc phục, hoàn thiện. Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư số 11/2019 quy định việc xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo áp dụng đối với các đơn vị thuộc ngành, các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu. Thông tư quy định rõ cơ sở dữ liệu là kho dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin về hộ, người hưởng chính sách trợ giúp xã hội và thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo, người nghèo, người cận nghèo. Do đó, sau ngày 3/9/2019, khi Thông tư có hiệu lực thi hành, các địa phương đều phải dùng phần mềm có thể liên thông dữ liệu trong toàn quốc.

Ban Quản lý dự án đã công bố kết quả khảo sát ý kiến của người hưởng lợi vào cuối các năm 3,4,5 (gói thầu DT4), đây là kết quả được khảo sát bởi một đơn vị tư vấn độc lập. Thông qua nhiều nội dung khảo sát, báo cáo của đơn vị tư vấn cho thấy: Việc thực hiện thí điểm gói dịch vụ chi trả tại 4 tỉnh đã thành công khoảng 96%, người dân hài lòng với dịch vụ chi trả và các hỗ trợ của dự án; Việc sự dụng và quản lý, vận hành MISPosasoft đã mang lại những hiệu ích trong quản lý chính sách và đáp ứng được đầy đủ yêu cầu mục tiêu của dự án; Đội ngũ công tác viên được đào tạo, tập huấn, cơ bản phát huy được khả năng trong công việc; Các hộ gia định thụ hưởng chính sách khá hài lòng với quy trình tực hiện của dự án; Phần lớn các hội gia đình biết đến các thông tin và cập nhật được thông tin của dự án nhờ việc công khai thông tin và chính sách phản hồi, cơ chế khiếu nại của dự án được thực hiện tốt…

VÂN KHÁNH - ĐĂNG DOANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh