Cách tính thời gian hưởng bảo hiểm tai nạn lao động
- Bài thuốc hay
- 02:06 - 20/11/2016
Thời gian tính hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là thời gian đã tham gia đóng bảo hiểm của các hợp đồng
Cùng với đó, Điều 12 dự thảo quy định mức lượng được tính trên cơ sở mức lương của các thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ví dụ: Ông A có mức lương đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của hợp đồng lao động làm việc tại Doanh nghiệp X là 3.600.000 đồng, Ông có thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động từ ngày 01/01/2013 đến tháng 10/2016. Đồng thời, Ông A có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Y với mức lượng đóng bảo hiểm là 2.500.000 đồng, thời gian đóng bảo hiểm từ tháng 1/7/2016 đến tháng 10/2016.
Mức lương hưởng trợ cấp tai nạn lao động được tính như sau:
- Từ ngày 1/1/2013 đến tháng 6/2016 là 3.600.000 đồng;
- Từ ngày 1/7/2016 đến tháng 10/2016 là: 3.600.000 đồng + 2.500.000 đồng = 6.100.000 đồng.
Về hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do đơn vị nơi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm lập và đề nghị.
Sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ
Về nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Điều 9 dự thảo quy định, dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật theo Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: a/ Tối đa 10 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; b/Tối đa 7 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c/ Bằng 5 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. a/Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; b/Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
Ngoài ra, dự thảo còn quy định về cách tính trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần; Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đối với người lao động điều trị nội trú, ngoại trú; Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát; Mức trợ cấp đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hàng tháng mà từ ngày 1/7/2016 trở đi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới; Quy định về thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động; Cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn cấp; Hưởng đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị xong, ra viện; Trường hợp người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau đó gián đoạn rồi trở lại làm việc mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngay trong tháng đầu trở lại làm việc và đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian hết hạn lấy ý kiến: 27/11/2016.