THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:00

Ngôi đền bí ẩn của Phật giáo Tây Tạng

 

Và Laird sẽ hé mở cho chúng ta về những bức tranh này qua triển lãm “Tibet’s Secret Temple” – Ngôi đền bí mật của Tây Tạng vào cuối năm nay ở London, Anh.

Năm 1986, khi Tây Tạng lần đầu tiên mở cửa cho du khách thăm quan, Thomas Laird đã đến cung điện Potala (khu phức hợp rộng lớn, từng là nơi ở vào mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma) và thấy ngôi đền Lukhang trên một hòn đảo nhỏ ở hồ. Khi bước vào phòng thiền riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong ngôi đền, Laird lập tức bị thu hút bởi những bức tranh treo trên tường được tạo ra bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 vào thế kỷ 17.

 

 Ảnh chụp ngôi đền Lukhang năm 1936 ở Bảo tàng Pitt Rivers, Đại học Oxford


Không gian bên trong ngôi đền bí ẩn này làm Laird choáng váng với màu hồng, vàng, trắng và đá lapis. Những bức tranh trên tường vô cùng độc đáo, ấn tượng vẽ các bậc hành giả yogi đang luyện tập các tư thế yoga, 84 tăng sĩ Phật giáo tantric, chư Phật, thác nước, rừng núi, động vật và rất nhiều biểu tượng trừu tượng khó hiểu.

 

Một chi tiết trong bức tranh treo trên tường cho thấy Đức Phật Bảo Sinh (Padmasambhava) chấp nhận sự cúi đầu của vua rắn Naga.


Đặc biệt, nhiều bức tranh trong đền Lukhang đã tiết lộ cho chúng ta một số hoạt động bí mật nhất của Phật giáo Mật tông. Ví dụ như hình ảnh một hành giả yogi đã chết đã chuyển hóa tinh thần của mình vào một cặp đôi khỏa thân đang quan hệ tình dục hay một tinh thể pha lê nhỏ xíu được bao quanh bởi một cầu vồng tượng trưng cho sự giác ngộ.

Thomas Laird đã chụp các bức trên tường ngôi đền Lukhang bí mật ở Tây Tạng trong nhiều thập kỷ và có một kho lưu trữ ảnh khá đồ sộ. Năm 2001, lấy cảm hứng từ kỹ thuật chụp ảnh chồng hình (Multiple exposure photography), Laird đã ghép hàng trăm các bức ảnh theo những hướng khác nhau sau đó in chúng trên giấy trong suốt. Và sắp tới, nhiếp ảnh gia này sẽ trưng bày những tác phẩm này tại triển lãm “Tibet’s Secret Temple” từ 19.12.2015 đến 28.2.2016.

Triển lãm sẽ trưng bày hơn 120 tác phẩm, bao gồm các bức tranh cuộn, bản thảo, tượng, trình chiếu phim và một loạt các đồ tạo tác cổ. Trong số đó, 3 bức trang trên tường của ngôi đền Lukhang sẽ được Laird tái tạo lại dưới dạng ảnh kỹ thuật số và là những tác phẩm trung tâm của triển lãm.

 

Các hành giả yogi trong 23 tư thế yoga


Cận cảnh bức tranh mô tả các hành giả trong tư thế yoga

 

Ruth Garde, người giám định triển lãm hy vọng rằng các bức tranh này sẽ giúp xóa bỏ định kiến phương Tây về Phật giáo. “Bạn nghĩ rằng Phật giáo là trầm lặng, yên tĩnh nhưng Phật giáo Mật tông rất khác. Tông phái này có các kỹ thuật yoga cấp tiến và đôi khi khá nguy hiểm với các chi tiết như hộp sọ, dao nhọn, các bộ phận cơ thể kỳ quái và nhiều hình tượng khác đáng sợ, kỳ cục”.

Theguardian

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh