Nghiên cứu sửa đổi Luật hoá chất theo hướng xanh và bền vững
- Dược liệu
- 04:42 - 01/07/2021
- Thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phát hiện tại Đắk Nông
- Phát hiện gần 4.000 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật ở Hà Giang hết hạn sử dụng
- TP.HCM: Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật giả
- Đồng Tháp: Chống buôn lậu, tiêu thụ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả
- Thanh Hóa: Bắt giữ 5.100 lọ thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc
Ông Nguyễn Văn Thanh Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương
Luật hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008, là dấu mốc quan trọng trong quá trình tạo lập một hành lang pháp lý chính thức và thống nhất cho hoạt động hóa chất trên cả nước.
Phát biểu tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh, hóa chất có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, cuộc sống càng phát triển, càng văn minh thì vai trò và vị trí của hóa chất càng quan trọng.
Sau 13 năm thi hành Luật hóa chất, Luật hóa chất đã được sửa đổi, bổ sung một lần theo Luật số 28/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch. Tuy nhiên việc sửa đổi này chỉ bao gồm bãi bỏ các nội dung liên quan đến quy hoạch ngành hóa chất để phù hợp với Luật quy hoạch, không thay đổi đối tượng, phạm vi hay các chính sách quản lý hóa chất của Luật.
Cũng trong thời gian đó, ngành hóa chất Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Số lượng hóa chất có mặt tại Việt Nam hiện nay đã hơn 53.000 chủng loại, có hàng trăm cơ sở sản xuất hóa chất, hàng nghìn cơ sở kinh doanh và sử dụng hóa chất.
Tuy nhiên, sau 13 năm thi hành Luật hóa chất đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập khi đất nước phát triển trong giai đoạn mới. Một số quy định của Luật hóa chất không còn phù hợp với tình hình thực tế, các quy định còn chung chung khó triển khai thực hiện.
Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động hóa chất, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và hội nhập kinh tế quốc tế, việc nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung thay thế Luật hóa chất là thực sự cần thiết.
Bên cạnh đó, Luật Hóa chất mới phải được xây dựng đúng tinh thần đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động hóa chất tại Việt Nam và thông lệ quốc tế, xu hướng quản lý hóa chất trên thế giới hiện nay, các điều ước và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia; Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hóa chất, trong khi vẫn đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất, đảm bảo an toàn cho người, tài sản, hệ sinh thái và môi trường, hướng đến phát triển bền vững.
Cục trưởng Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh, những ý kiến trao đổi của các chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước tại Hội thảo này nói riêng và ý kiến khảo sát của cộng đồng doanh nghiệp thời gian qua nói chung đem lại một ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng một Luật Hóa chất mới tiên tiến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, trong khi vẫn đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất, hướng tới các tiêu chí tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.