THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:32

Nghệ sĩ Giang “còi” và hai cuộc hôn nhân sóng gió

 

Giang còi và người vợ thứ hai

*Những người phụ nữ sống cạnh tôi đều thiệt thòi cả           

Vợ anh chắc hẳn giúp anh nhiều trong công việc gia đình để anh có thời gian với công việc nghệ thuật của mình?

Hai con tôi đang sống ở Nghĩa Tân để tiện việc học hành của các cháu nên chỉ cuối tuần các cháu về. Còn hai vợ chồng cũng đang trục trặc nhiều vấn đề nên ít khi gặp nhau... Gia đình chúng tôi không được như trước nữa.

Vừa cách đây không lâu anh còn chia sẻ với báo giới niềm hạnh phúc bên người vợ trẻ kém anh hẳn 25 tuổi...?

Đó là chuyện của trước đây, còn giờ chúng tôi...  Lí do thì nhiều lắm nhưng bạn cứ hiểu là do tôi đi, tất cả tội lỗi là ở tôi, những người phụ nữ sống cạnh tôi đều thiệt thòi cả. Còn việc trong gia đình tôi xin giữ nó cho riêng mình nhé bởi có thể cô ấy đi nhưng ngày mai cô ấy lại về với tôi, cánh cửa nhà tôi lúc nào cũng dang rộng để đón cô ấy.

*Không phải cứ tham gia nghệ thuật thì được gọi là nghệ sĩ


Quay lại với công việc nghệ thuật, nhiều khán giả truyền hình đã quen anh với những tiểu phẩm hài đóng cùng diễn viên Quang Tèo, và chắc hẳn họ nghĩ anh chỉ có thể đóng hài thôi chứ không đủ sức với những dự án phim dài hơi. Anh suy nghĩ như thế nào về điều này?

Bản thân tôi là một diễn viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản trước khi đến với hài. Gần đây tôi cũng tham gia 2 phim đó là “Cung đường trắng” dài 30 tập, vào vai trưởng công an xã ở vùng sâu, vùng xa cũng yêu thương, lo lắng cho dân nhưng vì trình độ hạn hẹp nên để lọt lưới nhiều vụ án. Khi xem bộ phim này khán giả sẽ thấy một Giang còi không chỉ biết đóng hài mà với những vai diễn dài hơi tôi cũng làm.

Hay như bộ phim: “Cao hơn bầu trời” dài 45 tập, tôi thủ vai một "thằng cha" thợ may dở hơi, cả Hà Nội đi sơ tán nhưng nó nhất định ở lại vì yêu Hà Nội quá. Ở tập 1 các bạn có thể à Giang còi đấy nhưng xem đến tập 2, tập 3...thì tự nhiên Giang còi của hài biến mất mà thay thế vào đó là một nhân vật khác với lối sống nội tâm, phức tạp.

Là một trong những diễn viên cũng có mấy chục năm tuổi nghề, anh đánh giá như thế nào về chất lượng của lớp diễn viên trẻ?

Không chỉ với lớp trẻ đâu mà còn ở mọi độ tuổi, bên cạnh những gương mặt sáng và tài năng thực sự thì cũng còn những bạn hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thật đấy nhưng không phải là nghệ sĩ. Các bạn đừng tưởng các bạn hát một vài bài hát mà được gọi là ca sĩ, hay được gọi là nghệ sĩ khi tham có gia nghệ thuật nhé. Tôi rất buồn khi có không ít những bạn tự xưng mình là nghệ sĩ nhưng thực chất thì có phải đâu. Đó là các bạn tự xưng cho mình như thế đấy chứ có phải nhà nước công nhận hay khán giả công nhận đâu.

Vậy theo quan điểm của anh, anh nghĩ phải có yếu tố nào để đúng là người nghệ sĩ thực thụ?

Theo quan điểm của cá nhân tôi, để xứng đáng là người nghệ sĩ (mà từ nghệ sĩ viết hoa nhé) là người phải bán được 1 chỉ vàng với giá 50 triệu.  Nghe thì có vẻ vô lí bởi cắt đồng cân vàng ra, 1 chỉ chỉ bán được 3 triệu rưỡi hoặc hơn chút theo giá thị trường chứ làm sao bán được giá 50 triệu. Nhưng người nghệ sĩ phải làm được điều đó là vì, 1 chỉ vàng đấy thôi nhưng bạn sẽ không nhìn được bằng mắt thường mà phải dùng loại kính hiển vi cấp cao để mà dõi vào mới thấy bông hoa bé tí với những cành lá tinh xảo được khắc, trong hoa còn có nhụy xoắn xuýt với nhau. Tức là 1 chỉ vàng đấy nhưng tôi phải đổ vào đó hơn 45 triệu tiền công để bán ra được 1 chỉ vàng 50 triệu.

Người nghệ sĩ là người phải có cái tài hoa chứ không chỉ là  tài năng bởi khi đào tạo diễn viên thì họ đã chọn được những người có tài rồi, còn để cái tài đó phát triển thành cái tài hoa thì là cả một quá trình rèn luyện, học hỏi, trau dồi kiến thức... và phải có cả cái duyên có sẵn nữa.  Theo tôi người nghệ sĩ là người phải làm được điều đó thì mới xứng đáng, còn các bạn đừng có nghĩ cứ tham gia nghệ thuật thì ắt sẽ gọi là  nghệ sĩ, đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh