Nghề “phù phép” cho đồ gỗ
- Dược liệu
- 16:28 - 18/09/2016
Cặp lộc bình bị rất đẹp nhưng một khoảng bị sam muốn được giá cao những ông chủ phải thuê thợ vẽ vân cho nó.
Nghề ăn nên làm ra
Những bộ sập, bộ phản, bàn ghế, lộc bình… có trị giá vài chục triệu, thậm chí cả trăm triệu nhưng chỉ cần bị sâu mọt, bị sam hay không đủ theo kích thước phải chắp vá… những người chủ sở hiểu của nó phải làm mọi cách để vá cho lành lặn. Nhưng để làm sao những chỗ chắp kia hoàn hảo, biến thành những thớ gỗ liền như thật? việc này đòi hỏi “ông chủ” của nó phải nhờ cậy đến những người thợ vẽ vân cho gỗ chuyên nghiệp mới giải quyết được.
Để tìm hiểu rõ về điều này, trong vai người người cần vẽ vân cho bộ ngựa bị lỗi vì chắp vá, chúng tôi được một anh bạn trong nghề mộc giới thiệu tới anh T ở đường Y Mon, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột. Gặp anh T chúng tôi đề cập việc nhờ anh vẽ cho bộ ngựa bằng gỗ hương bị chắp vá với đường kính khoảng 30 cm, anh T đòi tới 8 triệu tiền công, thấy chúng tôi chê đắt, anh T nói: “Bộ ngựa sau khi vẽ xong các anh bán tới hàng trăm triệu đồng kia mà. Nếu không vẽ được vân giống y đúc thì cùng lắm anh bán được vài chục triệu là cao, việc vẽ vân cho chỗ vá của tấm ngựa gỗ hương này chúng tôi chỉ cần vẽ trong 1 giờ đồng hồ thôi, nhưng đây là công việc đòi hỏi công kỹ thuật cao lắm, hơn nữa đây là nghề gia truyền ít người vẽ được, anh tìm thợ nào cũng vậy thôi, chúng tôi thiếu gì việc…”.
Nghề vẽ vân cho gỗ ở Tây Nguyên đang hái ra tiền.
Chưa tin lắm vào mắt mình, biết anh bạn L ở đường Nguyễn Văn Cừ - thành phố Buôn Ma Thuột hành nghề buôn bán đồ mỹ nghệ có cặp lộc bình bằng gỗ bồ kết cao tới 1,4 mét, rộng 40 cm, vân rất đẹp nhưng có một chỗ bằng bàn tay bị sam, không có vân khiến cặp lộc bình này “kém duyên” nếu hoàn hảo bán từ 12-15 triệu đồng, còn để nguyên bán may ra được 4 -5 triệu đồng là cùng. Là người kinh doanh muốn được giá cao nên anh L phải tìm tới thợ vẽ vân cho cặp lộc bình này.
Được chứng kiến tận mắt người thợ “tài hoa” vẽ vân, chúng tôi mới được mở mang tầm mắt. Người thợ vẽ vân tới, anh ta châm ngay điều thuốc lá, lấy một số dụng cụ như dẽ, các loại chổi và 2-3 lộ mực, xăng... ra chờ sẵn. Nói chúng tôi đi lấy vài thứ lặt vặt, chưa kịp mang lại, người thợ này đã pha xong mực để vẽ. Khi chúng tôi lại, anh này lấy cây bút ra thao tác chưa đầy 5 phút là vân gỗ chỗ bị sam kia hiện lên.
Hỏi thêm anh L, anh cho biết: “Chỗ bị lỗi có chút xíu vậy mà họ đòi tới 1 triệu đồng đấy, mình cần họ chứ họ đâu cần mình. Việc người vẽ vân nói chúng ta đi lấy vài thứ lặt vặt là nhằm lừa chúng ta đi chỗ khác để họ pha mực đấy, bởi khâu pha mực là quan trọng, phải pha làm sao cho giống với loại vân tự nhiên của cặp lộc bình. Nếu các anh lúc đầu chưa nhìn thấy chỗ bị sam thì sau khi vẽ xong làm sao mà phát hiện được đâu là vân giả. Ngay cả bản thân tôi là dân chuyên gỗ cũng chịu không phát hiện được”.
Không dễ gì những “ông chủ” vẽ vân để cho chúng tôi biết điều này, bởi đây là nghề của họ. Tuy nhiên do quen một người thợ mộc làm công cho chị V là chủ một xưởng mộc chuyên bán bàn ghế đường Nguyễn Lương Bằng, thành phố Buôn Ma Thuột, anh bạn này cho chúng tôi biết: “Chổ chị V chuyên đóng bàn ghế loại 11 món tay cột 12, 14 bằng gỗ hương. Tuy nhiên, do gỗ hương rất hiếm nên khi đóng bàn ghế chị phải bỏ vài cái tay cùng loại gỗ hương nhưng bị sam và dính giác vào. Để bộ bàn ghế này bán đắt hàng chị cũng phải nhờ đề người thợ vẽ vân ở đường Lê Duẩn lên chế tác cho nó hoàn hảo, mỗi bộ bàn ghế như vậy, tùy vào chỗ phải vẽ nhiều hay ít, chị V phải trả công cho người thợ khoảng từ 5-10 triệu đồng. Tuy nhiên, những người vẽ vân này chỉ vẽ trong vòng 1-2 giờ đồng hồ là xong một bộ thôi, đặc biệt họ giấu nghề lắm, chẳng ai học mót được đâu”.
Hãy cẩn trọng !
Cố gắng gặn hỏi thêm về người thợ vẽ vân ở đường Võ Thị Sáu, thành phố Buôn Ma Thuột, anh này cho biết đây là nghề gia truyền anh ta mang từ tỉnh Hải Dương và vào đây “hành nghề” từ năm 2013. Nghề này học rất khó và mất nhiều thời gian cũng như công sức. Điểm khó nhất của việc vẽ vân đó là làm sao việc pha được mực trùng với màu vân và khâu quan trọng là vẽ làm sao cho vân nó giống y như gỗ hiện có của nó nếu không là người tiêu dùng họ so sánh biết ngay. Hỏi thêm về độ bền của loại vân khi vẽ, anh này cho biết thêm là nếu mà vẽ trực tiếp trên gỗ thì tuổi thọ được khoảng 2 năm là nhạt màu dần, còn vẽ trên một lớp sơn nền thì chỉ được khoảng 1 năm là bay mực thôi.
Thực tế cho thấy có rất nhiều người mua phải những bộ bàn ghế, bộ phản hay lộc bình sau một thời gian thấy một số chỗ bị mất vân, lúc đó thì mọi thứ đã rồi. Điều này gây tâm lý bức xúc cho người tiêu dùng bởi “tiền thật mà hàng giả” nhất là hàng xem qua mạng. Gỗ tự nhiên có giá cao, trong khi nguyên vật liệu ngày càng khan hiếm nên nhiều cửa hàng bán đồ nội thất đã thuê thợ vẽ vân cho nó hòng che mắt người tiêu dùng để bán giá cao. Do vậy, khi mua đồ nội thất, khách hàng cần kiểm tra kỹ các bộ phận. Với những đồ gỗ đã được quét sơn, màu sơn phải đều, bóng đẹp; sản phẩm có trang trí hoa văn phải sắc nét, đẹp mắt. Với sản phẩm gỗ nội thất cao cấp, đắt tiền, khách nên yêu cầu phía bên bán giữ nguyên màu tự nhiên của gỗ. Để tránh bị tráo hàng, khi cửa hàng chuyển đồ về nhà, khách hàng cần mở đóng gói ra để kiểm tra từng chi tiết.
Ngoài ra để có căn cứ giải quyết tranh chấp phát sinh, khách hàng nên yêu cầu cửa hàng viết hóa đơn, trên đó phải ghi rõ chủng loại, mẫu mã hàng hóa. Do vậy, để tránh mua phải hàng kém chất lượng, người mua nên đến các cửa hàng có uy tín. Đặc biệt là không nên đặt mua hàng qua mạng mà cần tới tận nơi xem thực tế rồi hãy quyết định trước khi mua…
Đến với Tây Nguyên, ở bất cứ địa phương nào, du khách cũng dễ dàng bắt gặp những điểm bán các đồ mỹ nghệ làm từ gốc, rễ cây rừng. Dù giá cao nhưng vẫn hút hàng. Để thỏa mãn thú chơi, nhiều người sẵn sàng chi vài trăm triệu đồng để sở hữu những món đồ gỗ được cho là “độc nhất vô nhị” nhưng chưa chắc đã mua được sản phẩm thực sự xứng đáng. |