THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:15

Nghề kéo lưới rùng ở Tuy Phong

 

Nghề hình thành trong ngày kháng chiến

Chúng tôi tới Tuy Phong vào những ngày cuối tháng 3, cái nắng nóng của vùng đất miền Trung được xoa dịu bằng từng đợt gió biển thổi vào. Tuy Phong trươc đây là vùng căn cứ cách mạng của ta, nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, đây cũng là vùng đất mà thực dân Pháp đã thực hiện nhiều trận càn dả man, khủng khiếp, thiêu rụi và huỷ diện rất nhiều ngôi làng. Trong đó vụ thảm sát ở đồi Cát Bay vào năm 1951 là chứng tích lịch sử không thể nào quên.

Người dân ở Tuy Phong đi kéo lưới rùng

Ông Nguyễn Thanh Nhiên - cưu chiến binh sống lâu năm ở Tuy Phong cho biết: “Cách đây 60 năm, Cát Bát -  một ngôi làng hiền hoà bên bên bờ biển thuộc thôn Đông Bình, Bình Thạnh, Tuy Phong, Bình Thuận đã bị thực dân Pháp tàn sát dã man. Cả ngôi làng chỉ còn lại xác người và những đống tro tàn. Những người trong làng Cát Bay đã trở thành những chứng nhân và nạn nhân của tội ác man rợ của Thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Cuộc hành quân mang tên Sang et feu (Máu và lửa) càn qua ngôi làng bằng sức mạnh cuồng nộ của một trung đoàn lính Âu – Phi. Nhà cửa bị thiêu cháy, phụ nữ bị hãm hiếp và trẻ em bị quăng vào lửa. Tên ngôi làng nay đã thành tên gọi của sự kiện nhiều bi thương”.

Theo người dân địa phương kể rằng: Trong cuộc chiến tranh khốc liệt như thế, nguồn thực phẩm cung cấp cho bộ đội phần nào phải dựa vào tiềm năng của biển, cá tôm là một phần lương thực không thể thiếu. Nhiều người dân trong vùng không sợ nguy hiểm đã dùng lưới đánh bắt cá nuôi sống gia đình và cung cấp thực phẩm cho bộ đội chiến đấu. Cũng từ đó đã hình thành những nhóm người chuyên đi đánh bắt cá. Để đánh bắt được nhiều cá nghề đan lưới Rùng (lưới quét) đã ra đời. Cùng với sự xuất hiện của lưới rùng, những làng nghề chuyên kéo lưới ở ven biển Tuy Phong ra đời. Ban đầu nghề kéo lưới rùng chỉ nhằm mục đích có nguồi thực phẩm nuôi sống gia đình, cung cấp lương thực cho bộ đội, nhưng càng ngày nghề phát triển hơn và nhân dân còn đem cá bán ra ngoài kiếm thêm thu nhập.

Nghề kéo lưới rùng không ngừng phát triển

Sau ngày đất nước thống nhất, nhiều ngôi làng ở ven biển Tuy Phong, nghề kéo lưới rùng khá phát triển, có những ngôi làng chỉ sống bằng nghề kéo lưới. Để đánh bắt được nhiều cá, lưới rùng được đan cải tiến hiện đại, kích cở của lưới lớn hơn trước đây. Chị Nguyễn Thị Thanh, một người đã gắn bó với nghề kéo lưới rùng 7 năm, ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong cho biết: “Lưới dùng dài từ 1000-2000 m, để kéo lưới phải cần từ 8-10 người thanh niên. Mỗi mẻ lưới từ lúc thả lưới cho đến khi kéo lưới lên bờ phải mất 2 tiếng đồng hồ, cứ vào mùa cá khoảng tháng 6-7 lượng người đi kéo lưới rùng càng đông, mỗi mẻ lưới kéo trúng luồng cá có thể từ 2-3 tạ cá, tôm, cua…

Lưới rùng có thể đánh bắt cá vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối và lúc đêm khuya, nhưng thời điểm kéo lưới thích hợp nhất là lúc đêm khuya, bởi lúc này thời gian tĩnh, lượng cá nhiều”. Còn anh Phạm Thanh Tùng, một người sống bằng nghề kéo lưới rùng, cho biết: “Gia đình tôi sống bằng nghề kéo lưới rùng nhiều năm nay, biển ở đây yên bình lại nhiều cá, tôm, trong nhóm kéo lưới rùng của chúng tôi có đến vài chục người, thay nhau đi kéo lưới, mỗi ngày kéo được vài chục xọt cá, mang bán thu nhập của mỗi người 500-1triệu đồng/ngày. Trong ngôi làng chúng tôi đang sinh sống, hàng trăm hộ gia đình, nhà nào cũng có cuộc sống đầy đủ, nhà cửa khang trang, tiện nghi đầy đủ, nhiều gia đình sắm được cả xe hơi nhờ vào nghề kéo lưới”

Niềm vui người dân sau mỗi mẻ lưới

 Nghề kéo lưới rùng không chỉ làm thay đổi cuộc sống người dân địa phương, mà cũng là cơ hội cho nhiều thanh niên, trai gái hò hẹn, tạo lập gia đình. Thường vào những đêm trăng sáng trên các bãi biển, nhưng thanh niên nam nữ lại đổ xô ra biểm để kéo lưới rùng, sau nhưng mẻ lưới cá đã đầy ắp các sọt. Nhưng câu hò câu ví cửa miệng của các đôi trai tài gái sắc lại cất lên để tìm hiểu nhau: Hò ơi! Gái nào đẹp bằng gái Tuy Phong/ Trai nào mạnh bằng trai kéo lưới rùng”. Cũng chính từ nghề kéo lưới nhiều thanh niên nam nữ đã thành vợ thành chồng, cuộc sống với biển, với nghề cá đã mang lại hạnh phúc cho họ.   

Cần thúc đẩy phát triển làng nghề

Tuy Phong có vùng biển trù phú, giàu có về tài nguyên biển, tuy nhiên nghề kéo lưới rùng ở địa phương vẫn còn manh múm, nhỏ lẻ chưa thực sự xứng tầm với tiềm năng của biển nơi đây. Vì vậy để người dân hướng về biển, thiết nghĩ chính quyền địa phương cần có biện pháp liên kết các làng nghề thành khu tâp trung lớn. Đồng thời có kế hoạch xây dựng các cơ sở chế biến cá có quy mô. Tạo đầu ra thường xuyên cho ngư dân

Những mẻ lưới ắp đầy cá tôm

Mặt khác việc đánh bắt cá gần bờ bằng lưới rùng, lượng cá ngày càng ít đi. Do đó chính quyền địa phương phải hướng cho người dân ở các làng nghề đánh bắt cá tầm xa hơn. Nếu như vậy các cấp chính quyền phải có chính sách hỗ trợ người dân mua sắm các thuyền bè lớn, thuận lợi cho viện ra khơi. Đồng thời phải cải tiến phương tiện đánh bắt, dụng cụ đánh bắt tiên tiến hơn. Đồng thời quy hoạch những vùng đánh bắt cá cụ thể, tránh đánh bắt cá tràn lan, nhiều loại cá con bị đánh bắt cạn kiệt. Khuyến khích người dân bám biển, phát triển kinh tế, góp phần nhanh phát triển quê hương giàu mạnh, giữ vưng phát triển làng nghề truyền thống.

Xuân Hướng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh