CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 10:27

Nghệ An: "Cò" đấu giá đất lộng hành

 

Cò đấu giá đất(Ảnh minh họa)

Khoảng cuối tháng 4/2016, tại xã Liên Thành, huyện Yên Thành. Sau khi trúng đấu giá lô đât đẹp nhất hôm đó với giá 72 triệu đồng(Giá khởi điểm 68 triệu đồng), chị M, vừa ra khỏi hội trường thị bị một nhóm thanh niên lạ mặt hung hãn tiến đến, ép đến xe ô tô của chúng, rồi yêu cầu giao nộp 80 triệu đồng. Trong khi đó, chị M chưa từng giao dịch gì với nhóm người này. Anh L. Một người dân trong xã, hoảng hốt chạy lại, kéo tay chị M ra khỏi nhóm thanh niên đó, thì bị nhóm này đe doạ. Sau khi anh L. kéo được chị M ra và dẫn vào phòng Trưởng công an xã tránh. Nhóm côn đồ này đã đến tận nhà anh L, đưa điện thoại ra chụp ảnh nhà và xe ô tô, sau đó chúng ngồi chờ tại nhà và yêu cầu anh L phải nộp số tiền 80 triệu đồng. Vợ anh L hốt hoảng gọi chồng về thì anh L và một số người khác về cùng. Chúng đe dọa phải nộp tiền cho chúng nhưng không ai dám can ngăn gì. Sau đó anh L bắt buộc phải đi tìm chị M để hỏi chuyện tiền bạc và giao cho chúng. Chị M sau khi được đưa vào phòng Trưởng công xã, quá hoảng sợ, chị đã trốn sang trường mầm non trú ẩn. Đến hơn một giờ chiều anh L mới tìm thấy chị M. Sau đó cả hai thống nhất phải trả cho chúng 40 triệu đồng. Chị M, cho biết: “Chúng nói mảnh đất đó trị giá 150 triệu đồng. Nhưng nhờ chúng dàn xếp nên tui mới đấu được 72 triệu đồng, nên giừ phải nộp cho chúng 80 triệu đồng. Vô lí vì tui đã gặp chúng khi mô mô ”.

Nhiều nhân chứng cho biết, nhóm người này không phải là người địa phương. Chúng cũng không hề có đơn đấu giá. Nhưng khi đến một cuộc đấu giá, chúng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của dân, nên giả đóng là “người của huyện”, đi dò hỏi các đơn đấu của từng lô đất. Sau đó tổng hợp lại lô nào nhiều đơn, lô nào ít đơn, dò hỏi sự hiệp thương giữa những người có đơn với nhau, rồi ép những người trúng đấu giá phải nộp tiền.

Ruộng lúa là nơi chị M trúng đấu giá đất

Ông A, một người địa phương cho biết: “Bọn nớ lấy của nhiều người lắm không phải chắc ả M mô. Trắng trợn lắm”.

Ông Nguyễn Bá Phúc, Trưởng công an xã Liên Thành, cho biết: “ “Cò” xuất hiện và làm giá tại phiên đấu giá đất ở xã vừa qua là rất nhiều, em không biết hết vì không phải tất cả đều người địa phương. Công an xã không can thiệp việc nhóm người lạ yêu cầu chị M. và anh L. đưa tiền, vì đó là tiền họ đã thỏa thuận với nhau trước khi đấu giá”.

Không chỉ riêng xã Liên Thành, mà nhiều địa phương khác của huyện yên Thành cũng xảy ra trường hợp tương tự tại xã Minh Thành (huyện Yên Thành).

 Ông Trần Thanh Tùng, Chủ tịch UBND xã Minh Thành, cho biết:  “Tại các phiên đấu giá của xã, xuất hiện rất nhiều “cò”. Họ không có nhu cầu mua đất, nhưng vẫn đăng ký, sau đó thương lượng với người có nhu cầu mua để làm giá và hưởng phần trăm chênh lệch giá. Trong lần đấu giá mới đây, có thấy nhiều người lạ mặt, nhưng tôi không biết đó là ai, đến làm gì”.

Mới đây, Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất huyện Đô Lương, tổ chức đấu giá đất ở tại xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Địa điểm tổ chức đấu giá là Hội trường Trung tâm xã. Sau khi trúng đấu giá một lô đất giá 82 triệu đồng ông A, một người dân xóm 3, xã Nam Sơn đã phải nộp cho cò 50 triệu đồng. Khi chúng tôi tiếp cận hỏi han thì ông A vẫn còn hoảng sợ và không dám nói câu nào. Không chỉ ông A ,mà rất nhiều người trúng đấu giá trong phiên đấu giá đó đều bị “trấn lột” một cách ngang nhiên như vậy.

Ngoài ra còn rất nhiều xã như Thái Sơn, Thượng Sơn, Trù Sơn, Đại Sơn... đều có tình trạng “cò” ngang nhiên chiếm đoạt tiền như vậy.

Chủ tịch UBND xã Thái Sơn Nguyễn Thị Yến, cho biết: “Hôm xảy ra phiên đấu do Công ty đấu giá tài sản(sở Tư pháp) và tổ chức đấu giá, chúng tôi biết "cò" nhiều, nên đích thân tôi ngồi theo dõi và yêu cầu nâng giá mỗi lô đất. Có lô nhiều đơn tôi đề nghị nâng đến 25%. Chính vì thế đợt đấu vừa rồi thu tiền về cho ngân sách nhiều hơn. Theo tôi cứ để như cũ, để hội đồng đấu giá huyện tự tổ chức thì thu về ngân sách được nhiều hơn”.

Cũng cùng suy nghĩ ông Nguyễn Tất Hảo, Chủ tịch UBND xã Thượng Sơn, cho rằng: “Trong thời gian tôi làm chủ tịch đã có 3 lần đấu giá đất. Một lần do huyện tổ chức và hai lần do các công ty đấu giá về tổ chức. Tôi cho rằng nên để như cũ. Vì trước đây huyện tổ chức đấu thì "cò" không biết. Nhưng không hiểu sao khi các công ty đấu giá thì "cò" lại biết trước cả. Lần mới đây nhất, "cò" còn về trước 1 ngày, tổ chức ăn ngủ tại xã. Sau khi đấu xong lấy được tiền, chúng còn chia nhau ngay trong sân ủy ban, rồi vỗ tay ầm ầm”.

Trung tá Phạm Ngọc Cảnh, Trưởng công an huyện Yên Thành, cho biết: “ Tại những phiên đấu giá ở các xã, công an huyện đều bố trí lực lượng đến giữ gìn trật tự. Tuy nhiên, công an huyện đang rất đau đầu vì khó đấu tranh với hiện tượng "cò", họ ngầm thỏa thuận với nhau”.

Ông Phan Văn Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành(Nghệ An), cho biết: “ Chúng tôi đang chỉ đạo công an huyện vào cuộc điều tra và sẽ có xử lí, không thể có chuyện ngang ngược như thế được...”

KIỀU NHƯ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh