CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:32

Ngành logistics - "xương sống" của chuỗi cung ứng ảnh hưởng nặng bởi Covid-19

Chuỗi cung ứng bị đứt gãy, đảo lộn

Đạị dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 1/2020 và đã tác động hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, văn hóa xã hội và đời sống con người. Đại dịch đã gây áp lực nặng nề lên khả năng sản xuất và dây chuyền cung ứng toàn cầu.

Chuỗi cung ứng đã bị đứt gãy và đảo lộn, trong đó có các hoạt động logistics-xương sống của chuỗi cung ứng.

Các dịch vụ vận tải hàng không, vận tải đường bộ và vận tải đường sắt bị tác động nặng nề nhất. Vận tải biển ít bị ảnh hưởng hơn với cước phí vẫn giữ vững mặc dù yêu cầu chuyên chở có giảm sút.

Các đặc điểm này của chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics thế giới đã thể hiện đầy đủ trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam.

Đối với Việt Nam, từ khi nổ ra Đại dịch, cuộc khủng khoảng này tác động mạnh mẽ lên ngành vận tải, logistics và tìm nguồn cung ứng chiến lược trọng yếu. Các ngành sản xuất, như dệt may, dựa chủ yếu vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, nơi xảy ra đại dịch bị tác động nhất, đã ngưng trệ sản xuất do đại dịch.

Chiến dịch giải cứu hàng hóa bị ách tắc ở Biên giới với Trung Quốc giai đoạn đầu của đại dịch và đặc biệt là thời gian cách ly xã hội trong tháng 4/2020 đã làm cho hoạt động sản xuất, logistics, vận tải bị gián đoạn, tắc nghẽn.

Hoạt động mua sắm online phát triển. Từ tháng 5, kinh tế bắt đầu phục hồi nhưng dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại các thị trường là đối tác thương mại chính của Việt Nam gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất, nhập khẩu và logistics.

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA), trong quý 1/2020, 15 - 50% hoạt động của các hội viên bị ảnh hưởng (giảm về hoạt động và doanh thu) tùy theo loại hình dịch vụ cung cấp.

Khoảng 80% Hội viên VLA là doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ nên bị tác động nặng nề. Từ tháng 5/2020, hoạt động logistics có được phục hồi theo nền kinh tế, nhưng hiện nay nhìn chung khoảng 20% DN kinh doanh dịch vụ logistics vẫn còn suy giảm về hoạt động.

So với trước đại dịch, lượng hàng hóa vận tải qua biên giới giảm đi nhiều, phải đổi lái xe, đổi đầu kéo là những khó khăn hiện hữu.

Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở sâu rộng, phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư FDI với hơn 70% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu là thuộc khu vực này.

Theo đó, ngành dịch vụ logistics Việt Nam cũng chịu tác động của khoảng hơn 30 DN cung cấp logistics xuyên quốc gia có quan hệ mật thiết với các chủ hàng và hãng tàu biển lớn của thế giới.

Cải thiện tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng và logistics

Nhu cầu quốc tế giảm sút đưa đến đơn hàng xuất khẩu giảm, nhiều công ty phải cho công nhân nghỉ việc. DN dịch vụ logistics bị tác động, ảnh hưởng theo.

Các chính sách của Chính phủ và các bộ ngành liên quan nhằm tạo điều kiện cho lĩnh vực logistics vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19, góp phần duy trì các chuỗi cung ứng, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng đã được nhanh chóng đưa ra.

Qua Đại dịch, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã nhận thức sâu sắc vấn đề tồn kho (inventory) cần được quan tâm hơn trong hoạt động logistics đối với DN sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu nhập ngoại và vấn đề Đại dịch là chất xúc tác thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành dịch vụ logistics, trong điều kiện Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần thiết phải chuyển đổi số (Digital Tranformation) nhằm thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng trưởng, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi số.

Theo Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế (FIATA), hiện nay, việc sử dụng chứng từ điện tử đang rất phổ biến trong ngành dịch vụ vận tải, logistics thế giới, nhất là trong thời gian Đại dịch.

Tại Tân cảng Sài gòn, hãng tàu Maesk Lines đã cho thực hiện thành công e-DO - Lệnh giao hàng (Delivery Order) nguyên công (FCL) điện tử, đang tiếp tục áp dụng ở Cảng Hải Phòng.

VLA đang xúc tiến thực hiện e-DO bằng công nghệ Block-chain đối với lô hàng lẻ (LCL), mỗi năm có thể tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng Việt Nam.

Đại dịch đã làm thay đổi cách tiêu dùng, phương thức hoạt động, trao đổi thương mại. Thương mại điện tử (E-Commerce) của nước ta đã phát triển mạnh mẽ, kéo theo các hoạt động logistics.

Covid-19 đã làm cho chuyển dịch sản xuất và chuyển đổi nguồn cung để đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu an toàn và chuẩn bị cho dài hạn.

Vấn đề cải thiện tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng và logístics như chi phí, chất lượng và giao hàng đang được đặt lên hàng đầu. Các vấn đề trên sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc phát triển của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong thời gian tới.

Thanh Nhung

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh