Những nhiệm vụ mới đang đặt ra quyết liệt hơn, chỉ tiêu và mục tiêu cao hơn
- Tây Y
- 23:02 - 13/01/2017
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị
Chúng ta phát triển cuối cùng cũng là để lo cho dân
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam thay mặt Chính phủ biểu dương những nỗ lực của toàn Ngành. Những kết quả của Ngành đạt được mang tính toàn diện, đúng như báo cáo đánh giá đó là trong thành tích chung của cả nước, đóng góp của ngành LĐ-TB&XH, của Bộ, các Sở, các Hiệp hội trong rất nhiều mặt công tác có đóng góp lớn.
Năm vừa rồi cũng là năm Bộ LĐ-TB&XH trình ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và nhiều đề án nhất với tiến độ tốt. Phó Thủ tướng cũng nhìn nhận, thời gian tới, các lĩnh vực của ngành LĐ-TB&XH là lĩnh vực rộng lớn, đòi hỏi sự chung tay giải quyết của nhiều bộ, ngành.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Nhắc lại tinh thần chung, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các buổi họp Chính phủ - chúng ta phát triển cuối cùng cũng là để lo cho dân, nên nhận thức vai trò của xã hội phải biến thành nhận thức, biến thành các hành động cụ thể. Và cuối cùng người dân sẽ đo bằng những kết quả rất cụ thể”.
Không đi lần lượt vào các nhóm vấn đề Bộ được giao quản lý nhà nước vì theo Phó Thủ tướng là rất rộng, Phó Thủ tướng chỉ tập trung nêu những kết quả cần kế thừa. Theo đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần kế thừa những kết quả, có thể nói là những bước chuyển biến rất tích cực của Bộ trong năm 2016, và trong năm 2017 này, tiếp tục làm tốt hơn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH về công tác của ngành
Quan tâm hàng đầu được Phó Thủ tướng nhắc đến là lĩnh vực lao động việc làm. Tạo thêm được nhiều việc làm mới, trong nỗ lực chung đó, Bộ cần nắm được thực trạng một cách cụ thể hơn, vì theo Phó Thủ tướng, đến nay, ngành Lao động còn chưa nắm được số liệu cụ thể, chính xác nhu cầu việc làm. “Bây giờ nhu cầu việc làm, số việc làm mới tạo ra đến hiện nay Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan quản lý nhưng hệ thống số liệu thì chủ yếu vẫn lấy qua Tổng cục thống kê. Bản thân ngành lao động của chúng ta chưa nắm được cụ thể chính xác và chủ động”, Phó Thủ tướng lưu ý.
“Đây là thách đố rất lớn, tưởng chừng rất nhỏ nhưng thách thức lớn. Rồi số tạo việc làm thường xuyên. Quản lý hành chính phải nắm được cái này, tới đây phải làm sâu hơn, nắm được dữ liệu Bộ mình quản lý”, Phó Thủ tướng nói.
Cũng về lĩnh vực lao động việc làm, Phó Thủ tướng biểu dương điểm sáng xuất khẩu lao động (XKLĐ). Phó Thủ tướng đánh giá năm 2016, XKLĐ là một năm khởi sắc. “Nhưng cũng phải chấn chỉnh, nghiêm khắc bởi nếu không làm nghiêm thì thị trường không bền vững”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Toàn cảnh Hội nghị
Cùng với đó, các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cũng được Phó Thủ tướng lưu ý Bộ LĐ-TB&XH vào cuộc tốt hơn. Ghi nhận những nỗ lực của Bộ LĐ-TB&XH trong vấn đề này, Phó Thủ tướng cho rằng: “Một trong thách thức đặt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra liên quan đến BHYT, BHXH. Quốc hội đề ra đến năm 2020, phải đạt được 80% người dân có BHYT. Đến nay chúng ta đã vượt rồi, đạt 82%. Đây là BHYT theo tính bắt buộc của BHXH Việt Nam”.
“BHXH chúng ta đặt ra mục tiêu có ít nhất 50% số người có hợp đồng lao động trong độ tuổi là có bảo hiểm, bây giờ là 24,1%. Khoảng cách rất lớn. Bây giờ ngành lao động phải có trách nhiệm cái này, đặt lên bàn lại xem tiếp cận hệ thống bảo hiểm này của mình theo đúng quốc tế đi. Và từ đó đặt ra những giải pháp rất cụ thể”, Phó Thủ tướng phân tích.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH phải có những cơ chế, giải pháp; phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm khác để tăng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội…
Đặc biệt, liên quan đến lĩnh vực đào tạo nghề, Phó Thủ tướng cho rằng, lâu nay tỷ lệ hình chóp ngược đào tạo Việt Nam thì rõ rồi. Bây giờ chỉ tiêu tuyển sinh đại học hàng năm là cao hơn cao đẳng và trung cấp. Tỷ lệ người lao động có đào tạo trong số tổng lực lượng lao động của cả nước là 54 triệu thì số được đào tạo là 53 triệu nhưng chỉ có 21% là được đào tạo có bằng cấp trở lên còn lại chủ yếu là đào tạo nghề nông dân mấy tháng, mấy tuần. Nhưng trong con số này thì ĐH trở lên là 9%, cao đẳng có 3%, trung cấp 5%, sơ cấp 3% nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong số này thì cao đẳng cao nhất 6,8%; đại học 6,3%, trung cấp 3,3% là có bằng cấp ra nhưng không có việc làm” - Phó Thủ tướng trăn trở.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đây là thách đố cực kỳ lớn với ngành Lao động. Nay trách nhiệm sẽ hòan toàn thuộc về Bộ. Để đổi mới về lĩnh vực này phải đổi mới triệt để, có tính cách mạng, còn nếu không- chỉ đổi mới từng ít một sẽ không thể chuyển biến. "Tôi cho rằng việc vừa rồi quy về 1 mối, phía ủng hộ cũng nhiều, phản đối cũng tương đương, nhưng mà ít nhất khi thu về một mối thì đã bước một bước mới, với một tinh thần mới”, Phó Thủ tướng nói.
Liên quan đến lĩnh vực Người có công, năm 2017 là năm kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ, vì thế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao nhiệm vụ, Bộ LĐ-TB&XH phải tập trung làm tốt một số việc, như về nhà ở cho người có công, vừa qua lãnh đạo Bộ đã từ các tỉnh, sở rồi đến Bộ đã rất tích cực làm việc với các Bộ ngành- nào giải trình, thuyết phục, làm dự án… và chúng ta có khoản kinh phí của Quốc hội đồng ý. Bây giờ tập trung triển khai. Phó Thủ tướng mong muốn, đúng như một số tỉnh có ý kiến, trong năm 2017 làm tập trung, không rải ra 5 năm. "Chiến tranh qua đi mấy chục năm, qua rà soát, vẫn còn có những người xứng đáng hưởng chế độ nên Bộ phải phối hợp với địa phương chặt chẽ, để giải quyết sớm, giải quyết ngay"- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Và cuối cùng, Phó Thủ tướng lưu ý, cố gắng lo cho tốt cái tết nguyên đán đang tới gần, sao cho tất cả mọi người đều có một cái tết đầy đủ, nhất là đối tượng người có công, người bảo trợ.
Toàn ngành đoàn kết, sáng tạo và quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ năm 2017
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đặt ra những yêu cầu đối với toàn ngành LĐ-TB&XH trong bối cảnh mới đòi hỏi toàn ngành phải có sự đổi mới, hoàn thiện để theo kịp nhiệm vụ, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cũng như bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội cho người dân.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu kết luận Hội nghị
Bộ trưởng khẳng định toàn ngành sẽ đoàn kết, sáng tạo và quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ năm 2017 và những năm tiếp theo.
Cùng với đó, Bộ trưởng ghi nhận, đánh giá cao cá ý kiến, đóng góp, các thảo luận tại Hội nghị trực tuyến của đại diện các đại phương, tỉnh, thành phố… tại Hội nghị; đồng thời đánh giá cao nỗ lực toàn ngành, công tác ngành có nhiều chuyển biến tích cực, ổn định hiệu quả các chủ trương chính sách, xây dựng thể chế đã đảm bảo thực thắng lợi theo chỉ đạo Trung ương. Các lĩnh vực đều được triển khai đồng bộ.
“Chúng ta thực hiện công việc của ngành năm 2017 trong bối cảnh những nhiệm vụ mới đang đặt ra quyết liệt hơn, chỉ tiêu và mục tiêu cao hơn. Với những nhiệm vụ mới được Chính phủ giao, đòi hỏi sự nỗ lực cao và quyết tâm cao với cách làm sắc sảo hơn của toàn ngành”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Năm 2017 là năm kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2017)- ngày toàn dân Đền ơn đáp nghĩa và là ngày truyền thống của ngành; Đáng chú ý, năm 2017, những yếu tố mới, nhiệm vụ mới đặt ra, giao toàn bộ chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho ngành LĐ-TB&XH, đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm, đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực rất lớn.
Theo đó, một số chỉ tiêu kế hoạch ngành được đặt ra như:
1 - Giải quyết việc làm cho 1,6 triệu người lao động, trong đó:
Tạo việc làm trong nước cho 1,495 triệu người; Số người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là 105 nghìn người.
Tỷ lệ tạo việc làm mỗi giới trong tổng số lao động được tạo việc làm đạt tối thiểu 40%.
2 - Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong lực lượng lao động đạt 25 - 27%.
3- Giáo dục nghề nghiệp: Tuyển sinh khoảng 2,44 triệu người, trong đó, trình độ trung cấp và cao đẳng là 540 nghìn người; trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng là 1.900 nghìn người (hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg cho 600 nghìn người; trong đó, hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 20 nghìn người khuyết tật).
Tốt nghiệp học nghề theo các trình độ đào tạo đạt 2.169 nghìn người, trong đó: Cao đẳng, trung cấp khoảng 469 nghìn người; sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 1.700 nghìn người.
4 - 99% hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú; 98,5% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.
5 - 100% các đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 82% các đối tượng người khuyết tật được tiếp cận tối thiểu một trong các dịch vụ xã hội.
6 - 87% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp; 82% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.
7 - Phòng, chống tệ nạn xã hội: Tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý đạt 78%; tỷ lệ điều trị bắt buộc tại các trung tâm cai nghiện giảm còn 14%.
Số người bán dâm được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ xã hội khoảng 15.000 lượt người; hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho 5.000 người.
Trong đó, đáng chú ý, năm 2017, thực hiện tốt chủ đề năm Đền ơn đáp nghĩa với 3 khâu đột phá cơ bản:
Thứ nhất, tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, người có công và xã hội; Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động phù hợp với các Hiệp định thương mại và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia; tiếp tục xây dựng, trình ban hành văn bản hướng dẫn Luật Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật trẻ em; rà soát, tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; nghiên cứu, xây dựng Luật người có công...
Thứ hai, thực hiện giải quyết cơ bản hồ sơ tồn đọng về thương binh, liệt sỹ; hỗ trợ nhà ở cho người có công, tổ chức tốt kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ.
Thứ ba, đột phá mạnh mẽ lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, giảm nghèo, lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Quốc hội giao chỉ tiêu cho Bộ LĐ-TB&XH: Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55 - 57% (trong đó có bằng cấp, chứng chỉ là 22,5%);
|