CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:15

Ngành LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ hoàn thành vượt các chỉ tiêu năm 2022, đảm bảo an sinh xã hội

Phóng viên: Năm 2022, dù bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 nhưng với quyết tâm cao đảm bảo tốt nhất cho đời sống người dân. Ngành LĐ-TB&XH đã triển khai các chính sách gì để giúp người dân ổn định cuộc sống, duy trì lao động sản xuất để phát triển kinh tế?

Bà Trần Thị Xuân Mai: Có thể nói, năm 2022 là năm rất khó khăn về mọi mặt. Tuy nhiên, với quyết tâm cao ngành LĐ-TB&XH đã hoàn thành tốt tất cả các chỉ tiêu được giao.

Cụ thể, tỷ lệ lao động qua đào tạo 80,42% (Nghị quyết giao 80%); giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,24% (giảm 884 hộ), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn  0,56% (còn 2.029 hộ) (Nghị quyết giao giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,2%); giải quyết việc làm 55.972 người, đạt 111,05% kế hoạch, tăng 20,30% so với thực hiện năm 2021; tuyển sinh đào tạo nghề 47.911 người, đạt 106,4% kế hoạch, tăng 19,42% so với thực hiện năm 2021; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 61,27%, đạt 100,44% kế hoạch được giao; số xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp trẻ em: 74 chiếm tỷ lệ 89,16%, đạt 100% kế hoạch.

Bà Trần Thị Xuân Mai, GĐ Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ.

Bà Trần Thị Xuân Mai, GĐ Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ.

Đối với các chính sách chăm lo đời sống an sinh cho người dân, hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (xếp hạng 9 cả nước): Có 8/9 quận, huyện nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (huyện Cờ Đỏ không có hồ sơ đề nghị hỗ trợ). Tính đến ngày 13/9/2022, thành phố đã phê duyệt 1.662 lượt doanh nghiệp hỗ trợ cho 59.869 lượt người lao động với kinh phí 31 tỷ 377,5 triệu đồng; các quận, huyện đã hoàn thành chuyển tiền cho 1.662 lượt doanh nghiệp hỗ trợ cho 59.869 lượt người lao động với kinh phí 31 tỷ 377,5 triệu đồng.

 

Trợ cấp thường xuyên cho hơn 325.432 lượt đối tượng bảo trợ xã hội ở ngoài cộng đồng với tổng kinh phí hơn 167 tỷ đồng, đảm bảo 100% đối tượng bảo trợ xã hội được trợ giúp xã hội đúng và đủ theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP. Phối hợp các quận, huyện chi trả trợ cấp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 đến đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người cao tuổi với tổng số kinh phí hơn 43 tỷ đồng. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình Chủ tịch nước tặng Thiếp chúc thọ mừng thọ Người cao tuổi thọ 100 tuổi cho 57 cụ.

Tổ chức triển khai các dự án, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn thành phố. Đảm bảo các chính sách của Chương trình đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo qua đó đã giải ngân 826 hộ vay số tiền 28.859 triệu đồng; trong đó có 153 hộ nghèo vay số tiền 5.294  triệu đồng, 673 hộ cận nghèo số tiền 23.565 triệu đồng; cấp 4.837 thẻ BHYT cho hộ nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn và người đang sinh sống trên địa bàn đặc biệt khó khăn kinh phí 963 triệu đồng, đạt 100% đối tượng cần hỗ trợ được cấp thẻ BHYT miễn phí; hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho 28.974 người cận nghèo số tiền 5.742 triệu đồng; đạt 100% so với số người thuộc hộ cận nghèo cần hỗ trợ; hỗ trợ xây  dựng 487 căn nhà Đại đoàn kết hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở, kinh phí 29 tỷ 220 triệu đồng từ nguồn vận động xã hội hóa của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, quận, huyện và các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể.

Bà Trần Thị Xuân Mai, GĐ Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ trao tặng xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Bà Trần Thị Xuân Mai, GĐ Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ trao tặng xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đoàn thể liên quan triển khai và tổ chức tốt Chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em năm 2022, như:  Diễn đàn trẻ em cấp thành phố; hội thảo phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, người làm công tác trẻ em các cấp. Phối hợp Trường Hy Vọng hoàn thành việc khảo sát, tư vấn tuyển sinh, chốt lập danh sách được 16 trẻ em mồ côi bởi dịch COVID-19 có nguyện vọng và được sự đồng ý của người giám hộ hợp pháp, để làm các thủ tục nhập học năm học 2022 - 2023. Phối hợp Ủy ban nhân dân quận Ô Môn tổ chức Tết Trung thu cho 300 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số trên địa bàn quận Ô Môn với kinh phí trên 80 triệu đồng.

 Là một trong những địa phương làm rất tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, bà có thể chia sẻ một số hoạt động trọng điểm của lĩnh vực này trong năm 2022?

 Xác định công tác chăm lo cho người có công với cách mạng là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/2022), TP. Cần Thơ là địa phương đầu tiên trong cả nước đã tổ chức đoàn đến từng nhà thăm và ghi hình 29 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống làm phim tư liệu, để lưu lại những hình ảnh các Mẹ nhằm tuyên truyền, giáo dục thế hệ mai sau biết đến công lao to lớn và sự hy sinh thầm lặng của các Mẹ Việt Nam anh hùng.

Lãnh đạo TP.Cần Thơ trao quà cho thương binh.

Lãnh đạo TP.Cần Thơ trao quà cho thương binh.

Năm 2022, có trên 66.000 lượt người có công với cách mạng hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên với kinh phí trên 120 tỷ đồng. Tiếp nhận, xét  duyệt và giải quyết chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đối với 1.565 trường hợp.

Tổ chức thành công Chuỗi hoạt động Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022) như: Hội nghị biểu dương Người có công với cách  mạng tiêu biểu TP. Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2022; tặng 17.978 phần quà với tổng kinh  phí 12 tỷ 114,1 triệu đồng; đưa đoàn người có công với cách mạng tiêu biểu tham dự Lễ Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ toàn quốc; phối hợp Thành Đoàn  Cần Thơ tổ chức lễ “Thắp nến tri ân” các anh hùng liệt sĩ. 

Đã vận động xã hội hóa để có thêm nguồn lực chăm lo, chăm sóc người có công với cách mạng, tổng kinh phí 2 tỷ 430 triệu đồng. Các quận, huyện còn vận động xã hội hóa tặng 2.082 phần quà với tổng kinh phí 749.188.000 đồng. 100% người có công với cách mạng được cấp thẻ BHYT.

Bà Trần Thị Xuân Mai, GĐ Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ (thứ hai từ trái qua) thực hiện Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa.

Bà Trần Thị Xuân Mai, GĐ Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ (thứ hai từ trái qua) thực hiện Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa.

Đến thời điểm hiện nay, công tác xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng trên địa bàn TP. Cần Thơ đã cơ bản hoàn thành, trường hợp khi có phát sinh nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng, Ủy ban nhân dân quận, huyện sẽ tìm nguồn vận động xã hội hóa. Phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt  sĩ còn thiếu thông tin giai đoạn 2021 - 2025. 

Bước sang năm 2023, để tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, ngành LĐ-TB&XH sẽ có những giải pháp gì thưa bà?

 Bước sang năm 2023, ngành LĐ-TB&XH xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như:  Tỷ lệ lao động qua đào tạo 82%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,2%, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,36%. Giải quyết việc làm 50.500 người (trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước  ngoài là 315 người). Tuyển sinh đào tạo nghề 45.000 người. Số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp trẻ em: 74, chiếm tỷ lệ 89,16%.

Để hoàn thành những nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra, ngành LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ đề ra một số giải pháp trọng tâm như:

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số trong toàn ngành LĐ-TB&XH: góp phần nâng cao chất lượng phục vụ các đối tượng quản lý và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của ngành.

Bước sang năm 2023, ngành LĐ-TB&XH xác định một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh - xã hội.

Bước sang năm 2023, ngành LĐ-TB&XH xác định một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh - xã hội.

Đối với công tác giáo dục nghề nghiệp: Củng cố và phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, quan tâm nâng cao kết quả và chất lượng đào tạo nghề của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận, huyện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn. Tăng cường hợp tác 3 bên giữa các cơ sở giáo  dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và Trung tâm Dịch vụ việc làm; đẩy mạnh đào tạo nghề cho đối tượng thanh niên xuất ngũ; kết nối đồng bộ giữa đào tạo gắn với giải quyết việc làm trong nước và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường đào tạo thường xuyên và đào tạo lại cho người lao động, nhất là đào tạo các kỹ năng làm việc, tính kỷ luật, tác phong công  nghiệp…

Chú trọng công tác hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh và liên thông đào tạo; trong đó, đẩy mạnh phân luồng học sinh trung học cơ sở và trung  học phổ thông vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phối hợp ngành Giáo dục và Đào  tạo thành phố thực hiện phân luồng học sinh tham gia học nghề.

Lĩnh vực người có công với cách mạng: Thực hiện các chế độ chính sách cho người có công với cách mạng như: tìm mộ liệt sĩ, trả lời chính sách, sao y hồ sơ, cấp thẻ BHYT, trợ cấp dụng cụ chỉnh hình, trợ cấp ưu đãi giáo dục, trợ cấp thờ cúng liệt sĩ, trợ cấp 11 ngày lễ cho thương binh trên 81%...

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ thăm, tặng quà cho mẹ Việt Nam anh hùng.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ thăm, tặng quà cho mẹ Việt Nam anh hùng.

Tiếp tục tổng hợp hồ sơ phong và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng của TP. Cần Thơ. Phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an thành phố tìm kiếm thông tin, quy tập mộ liệt sĩ, điều chỉnh, bổ sung thông tin liệt sĩ. Thăm, tặng quà của Chủ tịch nước, quà của Ủy ban nhân dân thành phố đến người có  công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Tổ chức các hoạt  động nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/71947 - 27/7/2023)

Tổ chức đưa người có công với cách mạng đi tham quan Thủ đô Hà Nội và di tích lịch sử Côn Đảo, Phú Quốc và thực hiện đúng, đủ chế độ điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại gia đình năm 2023.

Tiếp tục kiểm tra rà soát các hộ gia đình Người có công với cách mạng đang gặp khó khăn về nhà ở tại các quận, huyện. Kiểm tra tiến độ triển khai xây dựng các căn nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở từ các nguồn vận động xã hội hóa của các quận, huyện trong năm 2023.

 Lĩnh vực Xã hội: Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ cấp thường xuyên, đột xuất đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. Huy động các nguồn lực xã hội, phát triển các hình thức trợ giúp dựa vào cộng đồng để tạo điều kiện, cơ hội cho các đối tượng yếu thế vượt qua hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Xây dựng, triển khai mô hình chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng; đổi mới công tác trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất; phát triển mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân triển khai các mô hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ mồ côi, người khuyết tật. 

Theo dõi sát tình hình thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo 100% người dân gặp khó khăn do hậu quả của thiên tai, biến đổi khí hậu, hỏa hoạn, tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được hỗ trợ điều  kiện sống tối thiểu thích hợp.

Trân trọng cảm ơn bà!

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh