Ngành LĐ-TB&XH Hà Tĩnh Tạo sự bứt phá trong công tác đào tạo nghề, GQVL
- Bài thuốc hay
- 01:30 - 27/04/2019
Tăng tốc trong công tác đào tạo nghề, GQVL
Năm 2018 - 2019 là năm đánh dấu sự quyết tâm của Hà Tĩnh trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có 829.285 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 717.890 người tham gia hoạt động kinh tế, chiếm tỷ lệ 86,56%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 2,2%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60,7% (số có bằng cấp, chính chỉ 37,5%).
Toàn tỉnh đã tổ chức 146 lớp đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho 4.791 người, tổng kinh phí thực hiện trên 28,3 tỷ đồng (năm 2017: 61 lớp, 1.910 người, năm 2018: 85 lớp, 2.881 người); hỗ trợ học phí cho HSSV và thanh toán chi phí cho người lao động tự học nghề: 1.180 người, kinh phí trên 6,1 tỷ đồng (ĐH 959 người, kinh phí 5,026 tỷ đồng, CĐ 198 người, kinh phí trên 998 triệu, trung cấp 23 người, kinh phí trên 83 triệu); hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Năm 2018, Hà Tĩnh đã tổ chức đào tạo 54 ngành, nghề cho28.780 lượt người, trong đó tuyển mới: 18.880 người đạt 102% so với kế hoạch (trình độ cao đẳng: 1.210 sinh viên; trình độ trung cấp: 4.520 học sinh; trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 13.150 người); thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đào tạo theo Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 15/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh cho 7.812 người,, tổng kinh phí thực hiện 26,180 tỷ đồng. Chia theo lĩnh vực đào tạo: Nghề nông nghiệp 3.254 người, nghề phi nông nghiệp 4.558 người; chia theo nguồn kinh phí: Dự án đào tạo nghề cho LĐNT: 3.097 người, hỗ trợ đào tạo cho người lao động bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển: 3.530 người; các chương trình, dự án khác: 1.185 người. Có được kết quả này là nhờ ngay từ đầu năm toàn tỉnh đã đẩy mạnh các biện pháp thực hiện nhằm tăng tốc trong giải quyết việc làm.
Công nhân công ty may Hà Tĩnh
Đẩy mạnh công tác XKLĐ
Thực hiện hiệu quả công tác xuất khẩu lao động, xem đây là mũi đột phá trong giải quyết việc làm; nhất là triển khai Chương trình hợp tác đưa lao động đi làm việc tại Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức ngành điều dưỡng, hộ lý và Chương trình đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc; tăng cường vận động và thực hiện các giải pháp giảm tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài. Năm 2018, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm 24.053 người, đạt 107% kế hoạch: Tạo việc làm trong tỉnh 11.830 người, tạo việc làm ngoại tỉnh 3.250 người,xuất khẩu lao động 8.973 người (đứng thứ 3 cả nước, sau Nghệ An, Thanh Hóa). Trong đó số lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài chiếm 25%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60,7%.
Đã nâng tần suất, chất lượng tư vấn, giới thiệu việc làm, tăng các phiên giao dịch lưu động đến xã, phường, thị trấn, cung ứng nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp. Sơ kết 2 năm thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ đi làm việc nước ngoài cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, lao động bị thu hồi đất. Đã tổ chức 47 phiên giao dịch, thu hút 713 lượt doanh nghiệp tham gia, đã tư vấn việc làm 7.472 lượt lao động, giới thiệu việc làm cho 4.211 lao động (1.922 người được tuyển dụng), tổ chức 84 hội nghị truyền thông các chủ trương, chính sách về việc làm, học nghề, XKLĐ; tư vấn du học, xuất khẩu lao động cho 1.028 người.
Phối hợp Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất kinh doanh lập dự án vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; phân bổ kịp thời nguồn vốn bổ sung 3 tỷ đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay, chỉ tiêu tạo việc làm mới và công tác giải ngân, thu hồi nợ, giải ngân cho vay 1.015 dự án, với số tiền 34,23 tỷ đồng, hỗ trợ và tạo việc làm mới cho 1.200 lao động. Thông báo đến các doanh nghiệp, đơn vị đến tuyển chọn xuất khẩu lao động. Trong năm 2018, thông qua việc triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.
Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động và tăng cường liên kết, hợp tác đào tạo phù hợp xu thế hội nhập. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp từ các chương trình, dự án với tổng kinh phí 63,49 tỷ đồng; trong đó, nguồn kinh phí nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1 tỷ đồng..Dự án đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp 17 tỷ đồng.Dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ sát hạch lái xe ô tô- trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh 3,89 tỷ đồng.Dự án “Chương trình đào tạo nghề 2011-dự án thành phần 2” Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ cho Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt Đức Hà Tĩnh 41,6 tỷ đồng, tham mưu UBND tỉnh điều chuyển thiết bị dạy nghề Hàn, May công nghiệp từ Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và Giáo dục thường xuyên tỉnh cho trường Trung cấp Kỹ nghệ Hà Tĩnh.
Riêng quý I /2019, đã tổ chức 17 phiên Sàn giao dịch việc làm, hội nghị tư vấn việc làm, hướng dẫn, kết nối cung cầu lao động tại 13/13 huyện, thị xã, thành phố cho trên 2.550 lao động; 15 Hội nghị tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho trên 3.000 người. Quý I ước giải quyết việc làm cho 6.431 lao động, đạt 27,96% kế hoạch, bằng 103,3% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: Lao động làm việc tại tỉnh 3.425 người, lao động làm việc ngoại tỉnh 1.260 người, xuất khẩu lao động 1.748 người. Tham mưu UBND tỉnh xin ý kiến Bộ Lao động- TBXH về dự thảo Đề án sáp nhập trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh; sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao”.Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai Văn bản số 5232/LĐTBXH-TCGDNN của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn”.Nghị quyết 56/NQ- HĐND đào tạo sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng; liên kết tuyển sinh, đào tạo trình độ trung cấp cho học sinh đang học tại các trường THPT gắn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.Phân luồng học sinh, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; tuyển mới dạy nghề 3.600 người, đạt 19,25% kế hoạch, bằng 160% cùng kỳ năm 2018 (Cao đẳng: 109 người, Trung cấp 1.381 người, Sơ cấp và dạy nghề thường xuyên: 2.292 người). Tiếp nhận mẫu phôi bằng tốt nghiệp trung cấp, bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp và xác nhận phôi, chứng chỉ cho một số đơn vị.Phối hợp tham mưu phân bổ kinh phí Chương trình mục tiêu GDNN- Việc làm năm 2019, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho các địa phương, đơn vị.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp đặc biệt là cấp xã trong quản lý lao động việc làm, khai thác, sử dụng thông tin thị trường lao động phục vụ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách giải quyết việc làm, an sinh xã hội, phân cấp khai thác, sử dụng phần mềm thông tin thị trường lao động cho cơ sở.
Năm 2019, Hà Tĩnh phấn đấu tạo việc làm 23.500 người, trong đó xuất khẩu lao động 8.500 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo 65%; số người tham gia BHXH bắt buộc tăng từ 85.202 người lên 91.000 người; tỷ lệ người tham gia BHYT tăng từ 88% lên 92%; 100% lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam được cấp giấy phép lao động; huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 10.000 người. Thực hiện sáp nhập các trường trung cấp, cao đẳng theo đề án được duyệt; tuyển mới 18.700 học sinh, sinh viên (Trình độ Cao đẳng 1.400 người;Trung cấp 4.000 người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 13.300 người). nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng đặc thù gắn với giải quyết việc làm.../.