Ngành LĐ-TB&XH Đà Nẵng: Hoàn thành các chỉ tiêu chính trị quan trọng
- Bài thuốc hay
- 08:46 - 27/01/2022
Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2021, ngành LĐ-TB&XH thành phố Đà Nẵng đã đề ra các chương trình, kế hoạch trên các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội với những giải pháp thiết thực, đồng bộ, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt; qua đó nỗ lực hoàn thành tốt những mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
Tính đến cuối năm 2021, thành phố đã hoàn thành một số chỉ tiêu quan trọng như: Giải quyết việc làm cho 32.000 lao động, tạo việc làm tăng thêm ước là 18.500 lao động. 2.446 hộ nghèo còn sức lao động theo chuẩn thành phố thoát nghèo, đạt 65,7% kế hoạch năm; tỷ lệ hộ nghèo còn sức lao động theo chuẩn thành phố đến cuối năm giảm còn 1,5%.
Tính đến ngày 30/11/2021, toàn thành phố có 211.274 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tăng 0,47% so với cùng kỳ năm trước, đạt 90,87% kế hoạch năm 2021. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa toàn thành phố đã huy động được trên 9 tỷ đồng.
Trong năm 2021, dịch bệnh Cocid-19 bùng phát tại thành phố Đà Nẵng làm ảnh hưởng đến đời sống người dân, người lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa. Đa số doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực du lịch như: khách sạn, nhà hàng, cơ sở ăn uống, dịch vụ… đều tạm thời ngừng hoạt động, hàng nghìn lao động bị ảnh hưởng, việc làm và thu nhập giảm. Tình hình lao động, việc làm và đời sống người của một bộ phận người dân gặp nhiều khó khăn.
Đến nay, hơn 2.225 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và 538 doanh nghiệp giải thể, các đơn vị ngừng hoạt động, giải thể phần lớn thuộc đơn vị, doanh nghiệp về thương mại, dịch vụ, du lịch... Số lượng lao động bị mất việc làm, thất nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là đối tượng lao động tự do, ước tính có hơn 58.000 người bị mất việc làm, thất nghiệp, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, 15.464 người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có 15.460 lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, với tổng số tiền 302,8 tỷ đồng.
Năm 2021, ngành đã tham mưu UBND thành phố trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với 7 Mẹ và tổ chức chu đáo Lễ truy tặng. Đến nay, trên địa bàn thành phố, 3.376 Mẹ, trong đó có 115 Mẹ còn sống. Sở đã phối hợp với các địa phương, đơn vị phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo các Mẹ Việt Nam anh hùng với mức phụng dưỡng hàng tháng 1.000.000 đồng trở lên, ngoài kinh phí của các đơn vị phụng dưỡng, hàng tháng thành phố còn trích từ ngân sách để bù mức phụng dưỡng cho đủ 1.000.000 đồng đối với các Mẹ có mức phụng dưỡng dưới 1.000.000 đồng. Đến nay, 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng và thương, bệnh binh nặng có mức sống và nhà ở ổn định.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022 của ngành là tổ chức triển khai Kế hoạch Hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở cho người có công với cách mạng năm 2022. Đa dạng hoá các hình thức vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Chủ trương xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia ngày việc làm ý nghĩa như chăm sóc, quản lý nghĩa trang liệt sĩ, đỡ đầu gia đình chính sách khó khăn, tạo công ăn việc làm cho con cháu gia đình người có công nghèo…
Rà soát toàn diện các nghĩa trang liệt sĩ trong thành phố, huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp đồng bộ, đảm bảo tất cả nghĩa trang liệt sĩ trong thành phố đều được cải tạo rộng rãi, khang trang, sạch đẹp. Tập trung công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền thông tin mộ liệt sĩ chưa xác định danh tính, đã có mẫu sinh phẩm ADN tốt, để thân nhân liệt sĩ trên cả nước biết, tìm đến để được giám định tìm người trùng huyết thống.