THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:24

Ngành du lịch Thái Lan mất 1,45 triệu việc làm do Covid-19

Cụ thể, thông cáo của Bộ Công Thương cho biết, dịch cúm Covid có ảnh hưởng nặng nề lên ngành du lịch Thái Lan, khiến 1,45 triệu người lao động mất việc. 

Ngành du lịch là ngành công nghiệp mũi nhọn của Thái Lan đóng góp khoảng 11-12% vào tổng sản phẩm quốc nội với khoảng 38 triệu người lao động. Trong năm 2020, Thái Lan đón 6,7 triệu khách quốc tế, giảm so với 40 triệu khách trong năm 2019 với doanh thu từ ngành du lịch đạt 1,91 nghìn tỉ Bạt.

Thái Lan dự kiến đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế năm nay theo chương trình cho phép khách du lịch nhập cảnh kèm điều kiện đã được tiêm vắc xin Covid-19. 

Khách du lịch sẽ được nhập cảnh vào Phuket từ tháng 7/2021 và Pattaya, Koh Samui, Chiang Mai, Phang Nga và Krabi từ tháng 10/2021.

Hưởng lợi mạnh mẽ từ Hiệp định RCEP

Tính từ thời điểm Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022, khoảng 29.000 sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan sẽ được miễn thuế trong tổng số 40.000 sản phẩm xuất khẩu sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan. 

Danh mục hàng hóa còn lại sẽ theo lộ trình giảm về 0 trong thời gian 10 - 20 năm, căn cứ theo điều kiện của từng quốc gia RCEP.

Ngoài ra, căn cứ theo điều khoản thỏa thuận của RCEP, nhà đầu tư Thái Lan có quyền giữ 70 - 80% vốn sở hữu trong các lĩnh vực kinh doanh ở nước ngoài như xây dựng, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Thái Lan. 

Quốc hội Thái Lan đã phê chuẩn việc thông qua Hiệp định RCEP cho phép 3 cơ quan Bộ Công nghiệp, Hải quan và Thương mại tiến hành làm việc chi tiết về nội dung hiệp định. Sau khi hoàn tất, Thái Lan sẽ thông báo cho Ban Thư ký ASEAN để hoàn tất quy trình thông qua hiệp định.

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan

Ngân hàng thế giới vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP của Thái Lan từ 4% xuống 3,4%, cao hơn mức dự báo 3% của Ngân hàng Trung ương nước này nhưng vẫn thấp hơn mức dự báo trung bình 4,8% của 5 quốc gia ASEAN. 

Đối với năm 2022 và 2023, Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Thái Lan tăng trưởng 4,7% và 3,9%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng âm 6,1% trong năm 2020.

Tình hình phân bổ vắc xin chậm của Thái Lan bao gồm nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến nền kinh tế. 

Theo tính toán, việc phân bổ vắc xin chậm có thể khiến hạ tăng trưởng GDP một số quốc gia ở mức 1%. 

Thái Lan xếp vị trí thấp thứ 2 trong ASEAN, chỉ sau Việt Nam nếu xét về tỷ lệ người được tiêm vắc xin đạt mức 54.000 người tương đương tỷ lệ 0.08/100 người tại thời điểm 17/3.

Kinh tế Thái Lan dự kiến giảm Quý I/2021 do dịch Covid-19

Nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch được dự báo giảm trong Quý I/2021 so với 03 tháng và 01 năm trước đó do ảnh hưởng dịch cúm Covid.

Mặc dù bước đầu đã kiểm soát được dịch cúm Covid vào khoảng thời gian giữa năm 2020, tuy nhiên làn sóng dịch mới vào thời điểm tháng 12/2020 đã trì hoãn các hoạt động kinh tế trong nước.

Tại thời điểm tháng 02/2021, dù ảnh hưởng dịch cúm Covid đã giảm, tuy nhiên dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong Quý I/2021 không mấy khả quan so với thời điểm cùng kỳ 2020 khi các biện pháp cách ly chưa được áp dụng.

Vì vậy, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trong Quý I/2021 được nhận định không mấy khả quan.


Thanh Nhung

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh