THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 06:41

Nên nghiên cứu thay đổi cách tổ chức lễ hội

Với một số người, đó là những chuyến hành hương mang ý nghĩa tâm linh, nhưng với nhiều người khác, đơn giản chỉ là chuyến du xuân vãn cảnh.

Những ngày qua, câu chuyện khoảng 50.000 người đổ về chùa Tam Chúc (Hà Nam) và hiện mỗi ngày có hàng chục ngàn người đổ về chùa Hương, giữa lúc dịch bệnh vẫn có nguy cơ bùng phát, khiến không ít người cảm thấy bất an. Rồi nữa, nhiều chuyến xe chở người hành hương gặp tai nạn, số thương vong không phải ít. Một vấn đề nữa, đó là có không ít cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vì "mải" tham gia hành hương, lễ hội đã xao nhãng công việc, ảnh hưởng không nhỏ tới nhịp độ vận hành của bộ máy công quyền cũng như hoạt động của các doanh nghiệp.

Nên nghiên cứu thay đổi cách tổ chức lễ hội - Ảnh 1.

Ngày 13/3 khoảng 50.000 người đổ về chùa Tam Chúc (Hà Nam)

Đề tài này đang được bàn luận rôm rả mạng xã hội, với nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Có người "bênh vực", cho rằng quyền tự do tín ngưỡng là quyền của mỗi người, không ai được can thiệp. Nhưng số đông lại cho rằng, chỉ riêng việc tụ tập đông người giữa lúc dịch bệnh còn hiện hữu đã là vi phạm quy định của Chính phủ, chưa nói đến những cái hại khác, nên cơ quan chức năng cần có thái độ nghiêm khắc đối với các cuộc tụ tập đông người nói trên!

Một số người, trong đó có cả một số nhà văn, học giả nổi tiếng phân tích rằng, việc kéo nhau đi lễ chùa cúng bái, cầu xin là nhuốm màu sắc mê tín dị đoan, chứ không hẳn là sinh hoạt tâm linh đúng nghĩa, nên cần bị phê phán, có biện pháp hạn chế.

Nhìn lại lịch sử thời xa xưa, các lễ hội mùa xuân gắn liền với các tập quán lao động sản xuất của người dân sống bằng nghề nông nghiệp. Đầu xuân là lúc nông nhàn, công việc đồng áng thư thả, nên người dân mới có thời gian đi lễ hội. Thời đại ngày nay, "thời gian là vàng ngọc" đang rất đúng với hầu hết mọi người, khi xã hội đang chuyển sang hình thái mới với kinh tế công nghiệp - dịch vụ là chủ đạo, hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước giữ vai trò quan trọng, thì việc bỏ ra cả tháng trời để đi lễ hội quả thực không còn phù hợp.

Mà thứ gì không còn phù hợp với thời cuộc thì thứ đó là lạc hậu!

Hơn nữa, trong tình hình dịch Covid-19 vẫn luôn đe dọa, xã hội đang dần thích nghi với điều kiện bình thường mới, thì việc tổ chức các lễ hồi rình rang tốn kém, thu hút rất đông người đến chủ yếu để cúng bái, cầu xin, thì càng tỏ rõ tính lạc hậu của nó.

Sinh hoạt tâm linh là nhu cầu chính đáng của mọi người, nhưng vẫn có nhiều cách nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân mà không cần phải tổ chức linh đình, tụ tập đông người. Như ý kiến của giám đốc một công ty lữ hành có tiếng, rằng: "Phải bỏ bớt lễ hội. Những lễ hội biến tướng, chạy theo số lượng và thành tích nên dẹp bớt. Chỉ giữ lại những lễ hội thiết thực với phần lễ đơn giản, ngắn gọn, trang trọng. Thay đổi những thói quen lạc hậu chưa bao giờ là điều dễ dàng. Đặc biệt là những thói tật đụng chạm đến lợi ích, vật chất lẫn tinh thần của cá nhân và nhóm người. Nhưng không còn lựa chọn nào khác. Phải thay đổi để thích nghi, nếu không muốn giậm chân tại chỗ và tụt hậu".

KHÁNH NGUYỄN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh