CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 12:12

Nặng nghĩa vì người lao động, người nghèo

Kịp thời hỗ trợ NLĐ

Theo Sở LĐ-TB&XH TP.Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ LĐ-TB&XH, cũng như của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, nhiều chương trình an sinh xã hội đã đạt được kết quả khả quan, nhất là trong công tác lao động và giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội trên địa bàn. Tại báo cáo 6 tháng đầu năm 2015, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút và giải quyết việc làm cho 146.827 lượt người (đạt 55.4% chỉ tiêu kế hoạch), trong đó số lao động có việc làm ổn định là 103.380 người; số chỗ làm việc mới được tạo ra là 60.855 chỗ (đạt 50.07% chỉ tiêu kế hoạch). So với cùng kỳ năm 2014, số người được giải quyết việc làm tăng 3.636 lượt người (tương đương 1,37%); số chỗ làm việc mới tăng 3.882 chỗ (tương đương 2,56%).

Đánh giá về thị trường lao động cũng như công tác giải quyết việc làm cho NLĐ bị mất, thiếu việc làm, ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP. Hồ Chí Minh, cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, thị trường lao động tương đối ổn định, tình trạng thiếu hụt lao động sau tết diễn ra không cao, chủ yếu tập trung tuyển dụng lao động phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp có chủ bỏ trốn giảm so với cùng kỳ năm 2014, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những chuyển biến tích cực, đồng thời các cơ quan chính quyền thành phố đã có những giải pháp đảm bảo đời sống NLĐ, góp phần ổn định quan hệ lao động tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, để hỗ trợ NLĐ bị mất, thiếu việc làm, ngành LĐ-TB&XH  đã tăng cường chỉ đạo các hoạt động hỗ trợ việc làm như tăng tần suất hoạt động giao dịch việc làm; tổ chức các ngày hội việc làm, nghề nghiệp cho thanh niên; vận động các DN tiếp nhận lao động bị cắt giảm...

Ông Trần Trung Dũng tặng qua cho các cháu thiếu niên khó khăn

 “Hết lòng” đối với gia đình chính sách

Sau ngày giải phóng (1975), cùng với việc hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế thì việc quan tâm chăm lo cho thương binh, gia đình liệt sĩ khó khăn, nhất là các gia đình  thương binh, liệt sĩ vùng căn cứ cách mạng trước đây là hoạt động nghĩa tình được Đảng bộ, Chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm. Thành phố cũng là nơi khởi xướng phong trào xây nhà tình nghĩa, xóa đói giảm nghèo cùng nhiều phong trào khác đạt kết quả tốt và đã được nhân rộng ra khắp các vùng miền trong nước. Từ chủ trương đó, ngành LĐ-TB&TB thành phố đã cùng Huyện ủy Củ Chi vận động một số cơ quan, đơn vị kinh tế của thành phố, Trung ương hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình quá khó khăn về nhà ở, ban đầu là giúp trong từng xóm, ấp nghèo nhất, để các gia đình chính sách có nhà, sau đó lan ra cả huyện 21 xã, thị trấn. Cũng từ sáng kiến này mà tháng 2/1982, cụm từ “Nhà tình nghĩa” và sau đó là phong trào xây nhà tình nghĩa đã ra đời.

Đến nay, toàn thành phố đã xây dựng được 16.450 căn nhà tình nghĩa, với số tiền hơn 189 tỷ đồng; 3.305 căn nhà tình thương, với tổng số tiền 33 tỷ đồng; sửa chữa chống dột được 10.928 hộ, với tổng kinh phí thực hiện trên 54 tỷ đồng. Tặng sổ vàng tình nghĩa cho thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ là 8.964 sổ, với tổng số tiền trên 8,2 tỷ đồng. Ngoài ra, còn nhiều hình thức trợ giúp vật chất khác như tặng "sổ vàng tình thương" với tổng số tiền trên 8,2 tỷ đồng. Các quận, huyện, phường, xã đều có Quỹ Đền ơn đáp nghĩa với tổng vốn 141 tỷ đồng để thường xuyên thăm hỏi người có công, gia đình chính sách. Hiện trên địa bàn 326 xã, phường, thị trấn của 24 quận, huyện đã hoàn tất công tác xây, tặng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, nhất là những gia đình liệt sĩ, thương, bệnh binh nặng... Đồng thời do những căn nhà tình nghĩa xây từ những năm 1982 đã  xuống cấp, Thành ủy, UBND Thành phố đã chỉ đạo tất cả 24 quận, huyện rà soát lại những căn nhà hư hỏng, để tiến hành sữa chữa hoặc xây dựng lại. Cấp được 3.156 ha ruộng đất cho các gia đình chính sách để sản xuất.

Hiện ngành LĐ-TB&XH TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức xác nhận được 244.000 đối tượng chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, gồm 48.579 liệt sĩ, 3.922 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Hiện có 319 mẹ còn sống, 658 cán bộ lão thành cách mạng, 921 cán bộ tiền khởi nghĩa, 25.699 thương binh, 2.947 bệnh binh, 4.978 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ, 67.836 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, 28.472 người có công giúp đỡ cách mạng, 9.017 người hoạt động cách mạng hoặc kháng chiến bị địch bắt tù, đày .v.v... trong đó có 48.997 người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn xã hội

Theo báo cáo, trên địa bàn thành phố trong 6 tháng đầu năm 2015, đã tập trung thu gom được 11.072 người có biểu hiện nghi vấn sử dụng ma túy. Qua tổ chức xét nghiệm tìm chất ma túy có 6.816 người cho kết quả dương tính. Đưa vào cơ sở xã hội  chữa bệnh, cai nghiện 3.416 người. Hiện 3 cơ sở xã hội của thành phố đang tiếp tục quản lý 872 người nghiện không có nơi cư trú ổn định. Trước thực trạng trên, nhằm kéo giảm tệ nạn ma túy trên địa bàn ngành LĐ-TB&XH TP.Hồ Chí Minh đã và đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo “Đề án thí điểm mô hình cắt cơn, điều trị ma túy bằng thuốc Cedemex” để trình duyệt đề án; đẩy mạnh công tác phối hợp với quận, huyện, phường, xã tổ chức truyền thông về phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV cho công nhân trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và học sinh sinh viên, chủ và nhân viên các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm. Cụ thể, Sở đã phối hợp tổ chức 5 buổi tuyên truyền về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, tác hại của tệ nạn ma túy và phòng chống HIV/AIDS...với 1.400 người tham dự; tổ chức 5 lớp tập huấn quy trình phối hợp lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn thành phố vào các cơ sở xã hội...với 265 cán bộ tham dự, gồm: lãnh đạo và cán bộ phụ trách tệ nạn phòng LĐ-TB&XH 24 quận/huyện và các Trung tâm chữa bệnh - giáo dục – Lao động xã hội. Ngoài ra Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP.Hồ Chí Minh đã phát hành 3.500 bản tin phòng chống mại dâm, 420 cuốn sổ tay tình nguyện viên cho 24 quận/huyện... Do đó, trong 6 tháng đầu năm 2015, các quận/huyện đã tiếp nhận 625 người có quyết định về quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú (giảm 33,37% so với cùng kỳ 2014). Những người nghiện đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng được chính quyền địa phương trợ vốn tạo việc làm (171 người với số tiền là 1 tỷ 731 triệu đồng -PV). Ngoài ra tại các phường xã đã tổ chức thành lập được 168 câu lạc bộ, tập hợp 961 người sau cai nghiện và người tái hòa nhập cộng đồng tham gia, tạo sân chơi lành mạnh giúp người nghiện có nơi sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tái nghiện, hoạt động thể dục thể thao, giao lưu giải trí

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh