THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:38

Lớp Truyền thông Chính sách K40 (Khoa Tuyên Truyền- Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Nâng cao nhận thức kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động tham quan thực tế tại Quảng Ninh

Theo đó, đoàn gồm 50 sinh viên lớp Truyền thông Chính sách K40 thuộc đã có một chuyến hành trình thực tế đầy ý nghĩa đến với khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt - Đền Cửa Ông. Chuyến đi này đã mở ra một cửa sổ về quá khứ lịch sử và tâm linh của vùng đất Cửa Ông đầy mê hoặc này.

Tại khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông đang diễn ra lễ tưởng niệm 710 năm ngày mất của Đức Ông Trần Quốc Tảng ( 1313- 2023) một vị tướng thời nhà Trần có công lớn với đất nước trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và trấn giữ vùng biên ải.

Lễ  tưởng niệm 710 năm ngày mất của Đức Ông Trần Quốc Tảng

Lễ tưởng niệm 710 năm ngày mất của Đức Ông Trần Quốc Tảng

Đoàn tham quan tại Đền Cửa Ông (Ảnh: Hạ Mây)

Đoàn tham quan tại Đền Cửa Ông (Ảnh: Hạ Mây)

Đền Cửa Ông nằm ở khu 9a, phường Cửa Ông,thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. Ngôi đền ở vào thế "Toạ sơn, hướng hải" và nằm ở vị trí đắc địa cả về diện mạo cảnh quan lẫn phong thủy " tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tước, hậu huyền Vũ." Đền cửa Ông có lịch sử hơn 700 năm, được mệnh danh là chốn linh thiêng bậc nhất ở vùng Đông Bắc.

Với 18,125ha đền được chia làm 3 khu vực thờ tự chính theo hướng nhìn từ chân núi đi lên : đền Hạ, đền Trung, và đền Thượng.

Điểm di tích đầu tiên đoàn sinh viên được nghe giới thiệu, chiêm bái dâng hương là Đền Hạ. Ở đây, sinh viên được khám phá hai công trình thờ tự chính đó là đền  Mẫu và đền Trung Thiên Long Mẫu, trong đó Đền Mẫu: thờ tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng thiên, Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Thoải phủ), Ngọc hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ vị chầu bà, Ngũ vị tôn ông, ông Hoàng Mười, ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bẩy. Bên cạnh đó là đền Trung Thiên Long Mẫu: thờ Trung Thiên Long Mẫu và phối thờ ba cô, cậu bé Cửa Suốt, cô bé Cửa Suốt (hai vị giống như Kim Đồng, Ngọc Nữ, tượng trưng cho âm và dương luôn theo hầu bảo hộ mẫu, bảo vệ vùng đất, vùng biển Cửa Suốt, bảo vệ ngôi đền mà Trung Thiên Long Mẫu tọa lạc).

Đền Hạ hay còn gọi là Đền Mẫu

Đền Hạ hay còn gọi là Đền Mẫu

Tiếp theo đó Đoàn đến dâng hương tại Đền Trung - nơi tôn vinh Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần, một anh hùng vĩ đại từng đánh bại quân xâm lược phương Bắc và góp phần bảo vệ vùng biển Đông. Đền Trung nằm trên dãy núi Cẩm Sơn, phía trước là biển Đông, nơi mà người dân và thuyền viên đều ca ngợi và trông cậy vào sự bảo vệ của các vị thần Sơn thần và Thủy thần.

Trong chuyến đi thực tế này,  Đoàn sinh viên  còn đến tham quan và dâng hương tại Đền Thượng. Đây là nơi sinh viên có cơ hội tìm hiểu về những vị thần, vị anh hùng dân tộc có thật trong lịch sử.

Đền Thượng thờ thần chủ là Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1252 - 1313). Ông là vị anh hùng dân tộc, con trai thứ 3 của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông đã có những công lao vô cùng to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và là người được cử ra trấn ải vùng biển Đông Bắc. Hiện nay, một số sắc phong cho Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng vẫn còn được lưu giữ tại đền khẳng định công trạng của Ông, cũng như lịch sử hình thành, tồn tại của đền Cửa Ông.

Đền Thượng là ngôi đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất của Hưng đạo vương Trần Quốc Tảng và các vị tướng lĩnh nhà Trần, là nguồn sử liệu vô cùng quý hiếm cho các nhà lịch sử, các nhà khoa học khi nghiên cứu tìm hiểu về nhà Trần.

Đền Thượng

Đền Thượng

Bên cạnh đó, Đoàn sinh viên còn thăm lăng mộ Đức Ông Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh. Tại Chùa Cẩm sơn, Đoàn đã được nghe giới thiệu về điển chế thờ tự chung của các ngôi chùa truyền thống Việt, đặc biệt là được nghe giới thiệu về Tuệ Trung thượng Sĩ, một vị thiền sư được thờ tại chùa, Ông cũng có những công lao trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, là người đã dẫn dắt vua Trần Nhân Tông vào cửa thiền và có những tư tưởng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thiền phái trúc Lâm Yên tử.

  Chia sẻ trong chuyến đi thực tế, TS. Vũ Hoài Phương, giảng viên khoa Tuyên truyền cho biết: Hành trình tại Đền Cửa Ông không chỉ giúp sinh viên nắm vững kiến thức về quá khứ lịch sử và tâm linh, mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về giá trị của di sản văn hóa và tâm linh trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Chuyến đi đã thức tỉnh niềm tự hào quê hương và tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ, đồng thời củng cố tình đoàn kết trong tâm hồn mỗi thành viên. "Qua chuyến đi đã giúp cho sinh viên không chỉ trưởng thành hơn mà còn học hỏi được những kỹ năng, nghiệp vụ để chuẩn bị bước chân vào làm nghề"-TS. Vũ Hoài Phương nhấn mạnh.

Đỗ Thị Cẩm Ly - Ảnh: Hà Tạ, Phạm Vân, Ngọc Quang, Linh Thương.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
2 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh