Nâng cao năng lực nhân sự ngành đào tạo nghề trong khu vực.
- Tây Y
- 04:59 - 23/04/2015
Chương trình đối thoại còn có sự tham dự của các nước thành viên ASEAN (Campuchia, Indonexia, Lào, Myanmar, Philíppin, Thái Lan) cùng đại diện một số tổ chức quốc tế.
Thứ trưởng Bộ LĐ -TB&XH Nguyễn Thanh Hòa phát biểu khac mạc.
Hội thảo được thực hiện bởi chương trình mới “Chương trình Hợp tác khu vực về cải cách đào tạo nhân sự ngành đào tạo nghề - RECOTVET” nhằm khuyến khích và tăng cường hợp tác khu vực và nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Đông Nam Á. Chương trình RECOTVET được triển khai bởi GIZ dưới sự ủy nhiệm của Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ).
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nguyễn Thanh Hòa cho biết: Cộng đồng chung ASEAN sẽ được hình thành vào cuối năm 2015 sẽ mang lại sự tự do trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và đội ngũ chuyên gia có trình độ giữa các quốc gia thành viên. Nằm trong sự thay đổi đó là sự hình thành của một thị trường lao động lớn, đòi hỏi quá trình thích ứng hơn nữa của hầu hết các quốc gia thành viên nói chung, trong đó có Việt Nam nói riêng, đặc biệt cần sự hài hòa hơn nữa trong khu vực về các khía cạnh khác nhau của hệ thống đào tạo nghề, bao gồm các cơ chế đảm bảo chất lượng và phát triển nhân sự ngành đào tạo nghề. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống giáo dục nghề nghiệp còn tập trung quá ít vào thị trường lao động.
Các tổ chức giáo dục nghề nghiệp ở mỗi quốc gia hiện đang còn hệ chế năng lực về mặt số lượng và phù hợp về mặt chất lượng để đáp ứng cho thị trường lao động; thiếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao và thiếu đội ngũ giáo viên dạy nghề có khả năng thực hiện các hoạt động giảng dạy chuyên nghiệp. Đặc biệt điều kiện để phát triển nguồn nhân lực và nội dung các chương trình bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề định hướng theo các nhu cầu của thị trường vẫn còn đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam cũng như các nước trong khu vực.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa còn cho rằng: “Chương trình Hợp tác khu vực về cải cách đào tạo nhân sự ngành đào tạo nghề” sẽ góp phần cung cấp một nền tảng trao đổi trong khu vực, chia sẻ những thách thức hiện tại và tương lai, tạo cơ hội cho các hệ thống đào tạo nghề trong khu vực Đông Nam Á để từ đó cung cấp các biện pháp nâng cao năng lực liên quan nhằm nâng cao năng lực nhân sự ngành đào tạo nghề trong khu vực.
Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm
Đối thoại Chính sách Khu vực RECOTVET hướng tới các lãnh đạo cao cấp của Bộ Lao động và Đào tạo của các nước thành viên ASEAN cũng như các bên liên quan trong Ban Thư Ký ASEAN, SEAMEO, Văn phòng Khu vực UNESCO ở Bangkok, Diễn đàn Hợp tác khu vực về đào tạo giáo viên ở Đông Nam Á và các cơ quan Hợp tác Phát triển Đức với sự tham gia của các chuyên gia Đức về đào tạo nghề.
Mục đích của đối thoại là: thúc đẩy trao đổi giữa các đối tác khu vực và song phương với các cơ quan Phát triển Hợp tác Đức, qua đó đặt nền móng cho hợp tác bền chặt trong tương lai; xây dựng căn cứ cho đối thoại kỹ thuật và các nhóm công tác về các đề tài liên quan tới nhân sự cho ngành đào tạo nghề, thống nhất các mốc mục tiêu và các bước hành động tiếp theo trong tương lai.
Trong khu vực ASEAN để thúc đẩy hội nhập cần củng cố hơn nữa sự phối hợp thực hiện và đưa ra những hình thức sáng tạo mới cho trao đổi, hợp tác cũng như chia sẻ kiến thức. Đối thoại chính sách khu vực là một diễn đàn trao đổi và thảo luận mới về thách thức cũng như cơ hội cho nhân sự ngành đào tạo nghề. Buổi đối thoại là sự kiện đầu tiên trong chuỗi các sự kiện khu vực về đào tạo nghề mà chương trình RECOTVET tham gia đóng góp hoặc trực tiếp thực hiện.
Đối thoại Chính sách khu vực RECOTVET gồm 2 phần chính: ngày thứ nhất mang đến cho các bên liên quan một diễn đàn để trao đổi thông tin về các vấn đề về hội nhập khu vực và kinh tế và nhân sự đào tạo nghề. Ngày thứ 2 được tiếp tục với phần giới thiệu về Chương trình RECOTVET và phần làm việc của 3 nhóm công tác kỹ thuật.
Các nhóm công tác này sẽ làm việc liên tục trong các tháng tiếp theo các chủ đề (Tiêu chuẩn chung cho Nhân sự ngành đào tạo nghề; Thách thức và cơ hội của việc thực hiện Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) liên quan tới nhân sự đào tạo nghề; Thông lệ quốc gia và khu vực cho trình độ nhân sự đào tạo nghề).