CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:13

Nâng cao năng lực cạnh tranh về nhân lực, đảm bảo công bằng an sinh xã hội

Nâng cao năng lực cạnh tranh về nhân lực, đảm bảo công bằng ASXH - Ảnh 1.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng phát biểu tại tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết, Bộ đã tổ chức 4 hình thức góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII trong toàn Đảng bộ. Hình thức thứ nhất là lấy ý kiến thông qua trang web của Bộ; hình thức thứ 2 là Đảng ủy tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cán bộ công chức, viên chức chưa phải là đảng viên; hình thức thứ 3 là Ban cán sự đảng của Bộ giao Viện Khoa học Lao động và Xã hội là đơn vị đầu mối tổng hợp các ý kiến đóng góp của các đơn vị; hình thức thứ 4 là Bộ tổ chức tọa đàm với chủ đề "Quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh về nhân lực, bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội".

"Đây là chủ đề (nếu được) sẽ là bài tham luận của ngành tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII", Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết.

Nâng cao năng lực cạnh tranh về nhân lực, đảm bảo công bằng ASXH - Ảnh 2.

TS Nguyễn Hữu Dũng, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội phát biểu tại buổi tọa đàm

Góp ý dự thảo văn kiện về quản lý xã hội bền vững bảo đảm ASXH tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, TS Nguyễn Hữu Dũng, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng, trong thế giới đương đại, phát triển xã hội bền vững, bảo đảm ASXH thực chất là giải quyết hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, ASXH, bảo vệ môi trường theo hướng tiến bộ, công bằng, vì con người thông qua chính sách phát triển quốc gia.

Những nội dung cơ bản quản lý xã hội bền vững bảo đảm ASXH tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 bao gồm các chính sách: Thực hiện ưu đãi người có công (NCC) với cách mạng; bảo đảm NCC và gia đình có mức sống cao hơn mức trung bình của cư dân nơi cư trú. Phát triển kỹ năng nghề nghiệp, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu bền vững của người lao động. Phát triển việc làm bền vững, tăng thu nhập cho người lao động và giảm nghèo bền vững. Phát triển BHXH theo Nghị quyết 28-NQ/TW Hội nghị BCH TW khóa XII về cải cách chính sách BHXH. Phát triển trợ giúp xã hội nhằm ổn định đời sống và hòa nhập xã hội cho các đối tượng BTXH... Đảm bảo bình đẳng giới thực sự trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Về định hướng phát triển lĩnh vực ASXH giai đoạn tới, ông Lưu Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng, quản lý phát triển xã hội phải hiệu quả, nghiêm minh, đảm bảo an ninh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Về nhiệm vụ cụ thể của ngành LĐ-TB&XH, cần hoàn thiện và thực hiện tốt pháp luật, chính sách NCC phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và xã hội. Cần đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN theo hướng mở linh hoạt, bảo đảm thống nhất với đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Xây dựng chính sách và giải pháp đào tạo lại thị trường lao động phải chuyển đổi nghề do chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác động của CMCN 4.0...

Nâng cao năng lực cạnh tranh về nhân lực, đảm bảo công bằng ASXH - Ảnh 3.

Quang cảnh buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo các đơn vị như: Cục việc làm, Cục Quan hệ tiền lương, Vụ Bảo hiểm xã hội, Văn phòng Giảm nghèo, Cục Bảo trợ xã hội, Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã có tham luận, ý kiến đóng góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về những vấn đề liên quan đến ngành…


VĂN LÝ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh