CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:16

Nam ca sĩ với 3 giải quán quân và khoảng thời gian chật vật, bị chèn ép khi đi hát ở các phòng trà

Tấn Đạt giành ngôi vị cao nhất cùng giải thưởng trị giá 100 triệu đồng của chương trình Người kể chuyện tình mùa 5. Nam ca sĩ kết hợp cùng ca sĩ Duyên Quỳnh thể hiện Trường ca Hòn vọng phu của nhạc sĩ Lê Thương bằng giọng hát nội lực, thăng hoa. Hòn vọng phu trên sân khấu mang góc nhìn mới mẻ, không chỉ là người chinh phụ chờ chồng hoá đá. Tấn Đạt hóa thân tướng sĩ nước Nam được thần nữ Hòn vọng phu cứu giúp. Hình ảnh đoàn quân trùng điệp, trống chiêng giục giã… đầy hào hùng khiến ba giám khảo đứng dậy vỗ tay cho tiết mục.

Tấn Đạt hóa thân tướng sĩ nước Nam được thần nữ Hòn vọng phu cứu giúp.

Tấn Đạt hóa thân tướng sĩ nước Nam được thần nữ Hòn vọng phu cứu giúp.

Danh ca Thái Châu khen ngợi màn biểu diễn đầy giá trị của Tấn Đạt và Duyên Quỳnh. Hai ca sĩ như “trời sinh một cặp”, hát ăn ý, cảm xúc dạt dào, hòa quyện với nhau. “Tôi không biết dùng lời lẽ nào để ca ngợi tiết mục này. Tấn Đạt có đủ kỹ thuật để thể hiện một trường ca như thế này”. Ca sĩ Ngọc Ánh khen ngợi màn kết hợp tuyệt vời, từ phần diễn, đến hát và bè phối, phần âm nhạc cũng hoàn hảo, xuất sắc. “Chị nổi da gà từng câu. Tiết mục của hai em truyền cảm xúc vào con tim chị. Đây là phiên bản Hòn vọng phu hay nhất mà chị được nghe”, Ngọc Ánh nhận xét. Với hai màn trình diễn xuất sắc trong hai đêm chung kết, Tấn Đạt đoạt số điểm cao nhất với 60 điểm, Bích Ly sít sao với 59,25 điểm.

Tấn Đạt tốt nghiệp thủ khoa Nhạc viện TP.HCM. Hiện nam ca sĩ là giảng viên của trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật TP.HCM. Ngoài ra, anh còn công tác tại Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM. Năm 2010, Tấn Đạt thi Tiếng hát truyền hình và đạt giải Khuyến khích. Sau đó, anh không tham gia tranh tài trong các cuộc thi vì muốn tập trung hoàn thành việc học ở trường. Anh học thanh nhạc, chuyên các dòng cổ điển và nhạc hàn lâm. Đến năm 2012, Tấn Đạt tiếp tục tham gia Hợp ca tranh tài cùng đội với ca sĩ Phan Đình Tùng và đạt giải nhất. Năm 2019, Tấn Đạt tham gia Ai sẽ thành sao (đội ca sĩ Cẩm Ly - Quốc Đại) và đạt giải Quán quân.

Tấn Đạt còn  tham gia các vở nhạc kịch, vở opera mà những đạo diễn hay nghệ sĩ giao cho Đoàn Nhạc Kịch.

Tấn Đạt còn tham gia các vở nhạc kịch, vở opera mà những đạo diễn hay nghệ sĩ giao cho Đoàn Nhạc Kịch.

Tấn Đạt còn  tham gia các vở nhạc kịch, vở opera mà những đạo diễn hay nghệ sĩ giao cho Đoàn Nhạc Kịch. Sở hữu giọng hát giàu cảm xúc, kỹ năng thanh nhạc điêu luyện, anh được chọn vào vai chính Từ Thức trong Chuyện tình nàng Giáng Hương. Đó như một cái duyên để Tấn Đạt thêm tự tin, chắc chắn hơn trên con đường ca hát.

Tấn Đạt xuất thân trong gia đình không có truyền thống nghệ thuật, ba làm công viên chức, mẹ làm giáo viên. Anh thổ lộ ý định theo đuổi nghệ thuật nhưng không nhận được sự ủng hộ từ gia đình: “Mẹ muốn tôi có một công việc ổn định, đặc biệt theo hướng giảng dạy. Tôi xin phép gia đình hãy cho tôi 5 năm để tôi được là chính mình, chứng minh bản thân. Đến khi nhận được những giải thưởng trong âm nhạc, gia đình đã thấy con đường tôi theo đuổi có trái ngọt”. Sau này, Tấn Đạt vừa đi hát và giảng dạy, anh nhận được sự ủng hộ lớn của gia đình.

Khoảng thời gian đầy khó khăn khi bước chân vào Sài Gòn, Tấn Đạt đối mặt với nhiều thử thách. Khi còn là cậu sinh viên Nhạc viện đi hát kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, Tấn Đạt liên tục bị chèn ép khi đi hát ở các quán cà phê, phòng trà: “Mỗi đêm tôi hát 4 -5 bài nhưng người ta trả tôi 75 ngàn đồng. Số tiền không đủ tiền xăng cho ngày hôm đó. Đôi khi họ hẹn hôm sau và không trả số tiền đó. Sau này đi thi có kinh nghiệm, được giải cao, bạn bè, anh chị đồng nghiệp mới giới thiệu show diễn, thu nhập của tôi cũng tăng từ đó”.

Nhìn lại những năm tháng đi hát, Tấn Đạt hối tiếc vì bản thân “không mạnh mẽ, dữ dội, lì lợm” hơn để đương đầu với thử thách.

Nhìn lại những năm tháng đi hát, Tấn Đạt hối tiếc vì bản thân “không mạnh mẽ, dữ dội, lì lợm” hơn để đương đầu với thử thách.

Vốn bản tính hiền lành, khó cạnh tranh trong nghề, vì thế anh bén duyên với nghề dạy: “Tính tôi là vậy, tôi cũng không muốn thay đổi bản thân. Khi đứng trên giảng đường, tôi luôn xem các bạn sinh viên như những người em để truyền tải những kinh nghiệm, kĩ năng. Nhớ đến khoảng thời gian là một sinh viên đi hát cho đến khi trở thành thầy giáo, một nghề cao quý, được trân trọng, tôi tự hào về bản thân. Tuy nhiên, ở vai trò ca sĩ khi đứng trên sân khấu biểu diễn, cảm giác của tôi rất đặc biệt, tôi cảm thấy “đã”, đó mới chính là tôi. Ở tuổi 33, việc tham gia và giành Quán quân Người kể chuyện tình mang đến nhiều ý nghĩa trong hành trình làm nghề cho tôi”.

Nhìn lại những năm tháng đi hát, Tấn Đạt hối tiếc vì bản thân “không mạnh mẽ, dữ dội, lì lợm” hơn để đương đầu với thử thách. Tuy nhiên hiện tại, anh nghĩ mọi khó khăn theo hướng tích cực, thể hiện bản thân bằng âm nhạc theo cách cầu toàn nhất: “Tôi không buồn khi nỗ lực, vất vả trong mỗi cuộc thi để đoạt Quán quân nhưng lại không nổi tiếng bằng các ca sĩ trẻ trên mạng xã hội. Sự nổi tiếng phụ thuộc vào yếu tố may mắn, con đường tôi đi dù có chậm nhưng bền lâu và chắn chắn”, Tấn Đạt thừa nhận.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh