Nắm bắt trúng trọng tâm mới là cách làm việc của người tài giỏi
- Chia sẻ
- 17:11 - 07/05/2020
Khi đi làm bạn đã từng gặp người thế này bao giờ chưa?
Mục tiêu đi làm của họ là đầu tiên phải tan làm đúng giờ, đời sống cá nhân là quan trọng nhất, công việc chỉ là phương tiện để kiếm phí sinh hoạt. Họ không quá nhiệt tình với con đường sự nghiệp của mình, không quá tích cực với việc thăng quan tiến chức, chỉ muốn dùng thời gian ngắn nhất để hoàn thành công việc, không nhất thiết chất lượng phải tốt nhất chỉ cần vừa đạt là được.
Vừa nghe xong sẽ cảm thấy kiểu người này cũng chẳng thể có tiền đồ gì đúng không? Nhưng không, kiểu người này thường là nhóm người khá được trọng dụng trong các công ty, mỗi lần thăng chức tăng lương luôn có phần họ, thậm chí có người còn trở thành trợ thủ đắc lực của sếp!
Khi còn đi học tôi cũng đã từng gặp qua người như thế, khi đó cảm thấy thật khó hiểu.
Tôi có vài người bạn thế này, trên lớp không quá chăm học, nhưng rất tích cực tham gia câu lạc bộ, yêu đương, làm thêm, kiếm tiền,… nên họ rất hay trốn học. Đến lúc sắp thi, họ sẽ mượn vở của bạn bè học vài ngày rồi đi thì nhưng kết quả lại luôn xếp ở vị trí khá cao.
Trong khi đó có rất nhiều sinh viên khác, trong đó có cả tôi, chăm chỉ đi học, chú ý nghe giảng, làm hết các bài tập được giao, nhưng đến khi đi thi kết quả cũng chỉ tạm được.
Hồi đó tôi thật sự không hiểu được tại sao lại như thế, sau đó lại nghĩ mỗi người mỗi khác, có lẽ người ta thông minh hơn mình, vậy thôi.
Đến khi đi làm, va chạm nhiều, cuối cùng tôi cũng hiểu tại sao họ làm được như thế.
Đó là do: Nắm bắt trọng tâm rất quan trọng! Nắm bắt trọng tâm vô cùng quan trọng! Hơn nữa còn quan trọng hơn nỗ lực rất nhiều.
Người không biết nắm bắt trọng tâm trước mà cứ vùi đầu vào làm thì cũng chỉ là dựa sức lực làm việc.
Những người nói trên khác với những người lười biếng thông thường, bởi họ biết chuyện gì có thể thoải mái, chuyện gì phải dồn toàn lực để làm.
Họ tập trung tinh thần để quan sát, tư duy, suy đoán điểm mấu chốt trong mỗi nhiệm vụ là gì, và hơn hết họ rất thông minh nắm bắt được kết quả mà sếp mong đợi, nắm bắt được cái đích của nhiệm vụ. Nếu sếp chỉ yêu cầu 60% vậy thì họ sẽ chỉ làm đến 65% nhưng nếu sếp yêu cầu 100% vậy thì họ sẽ làm đến 101%.
Tóm lại nguyên tắc làm việc của họ chính là không lãng phí thời gian sức lực nhưng vẫn có thể hoàn thành công việc cao hơn kì vọng của sếp.
Kiểu người này chỉ tâm niệm đúng một việc đó là thoải mái và tan làm đúng giờ. Nhưng bởi vì biết cách nắm bắt trọng điểm, tìm được điểm đích cho nên trong mắt sếp họ lại là người linh hoạt, nhanh nhẹn, cảm thấy họ trong thời gian ngắn có thể hoàn thành công việc được giao.
Xuất phát điểm của họ là "lợi mình", nhưng kết quả lại là "lợi công ty"
Trước đây tôi có một người đồng nghiệp năng lực rất giỏi. Tuần đầu tiên anh ấy đi làm để lại cho tôi một ấn tượng rất sâu sắc: Anh ấy không chỉ mang một đống sách chuyên ngành đến công ty mà còn mang cả bàn chải đánh răng, kem đánh răng, chăn,… đúng kiểu coi công ty là nhà, chuẩn bị kháng chiến trường kỳ. Tôi vừa nhìn đã có cảm giác "xong đời", chắc chắn công việc của anh ấy sẽ không quá suôn sẻ. Quả nhiên, chưa được vài tháng, anh ấy bị sếp cho nghỉ việc.
Rất kỳ lạ đúng không? Người chăm chỉ, có trách nhiệm như thế sao công việc lại không thuận lợi? Nguyên nhân tất nhiên không phải do không đủ năng lực và chăm chỉ, mà vấn đề nằm ở năng lực quá mạnh, quá chăm chỉ, nhưng lại thiếu sự linh hoạt, thiếu năng lực nắm bắt trọng điểm.
Có một lần, sếp có việc cần tài liệu "gấp" nên chỉ cần thành phẩm 60%, nhưng anh ấy lại kiên quyết phải hoàn thành nó 100%, ngày nào cũng ngủ công ty, vận dụng các kĩ thuật cao siêu, nhưng cuối cùng sếp đợi không nổi, tìm luôn một người không quá giỏi để giải quyết vấn đề cho kịp thời gian.
Một lần, hai lần sếp cũng dần không còn kiên nhẫn, thế là vị đồng nghiệp này của tôi phải ôm đồ đạc ra về.
Khi trong tay bạn nắm một chiếc búa, nhìn cái gì cũng sẽ thấy nó giống chiếc đinh.
Tương tự, khi bạn coi thế mạnh của bản thân là chăm chỉ cố gắng, thì khi gặp bất cứ nhiệm vụ gì, bạn sẽ tự nhiên dùng cách mà nhìn trông rất chăm chỉ để hoàn thành nó.
Người chăm chỉ quá mức mà không bắt được trọng điểm thường có xu hướng tràn đầy nhiệt huyết với công việc, luôn muốn lập công trước mặt sếp, và họ cảm thấy vinh dự vì điều đó, điều này tất nhiên rất tốt, nhưng hại ở chỗ quá cố chấp thể hiện bản thân, lại không nghĩ đến mục tiêu sếp muốn hướng đến là gì.
Chăm chỉ mà không biết nắm trọng tâm, mục đích của sự việc thì sẽ không thể nhận được kết quả như mong đợi.
Nếu bạn là người có quy hoạch cho công việc, biết cách nắm trọng điểm, mục đích, thì chắc chắn sẽ tiền đồ rộng mở, không cần lo nghĩ sẽ không đạt được như mong muốn, chỉ sợ nỗ lực mà không có đích mà thôi.
Chúc bạn thành công!