CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:28

Năm 2021: Bảo đảm ổn định và phát triển thị trường lao động linh hoạt, thích ứng

Năm 2021: Bảo đảm ổn định và phát triển thị trường lao động linh hoạt, thích ứng  - Ảnh 1.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị

Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện

Năm 2021 và thời gian tới dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; đại dịch Covid-19 chưa thể kết thúc ngay, còn tiếp tục ảnh hưởng, tác động tiêu cực kéo dài đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Đặc biệt, năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và là năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao độ của toàn ngành.

Theo đó, ngành LĐ – TB&XH đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu năm 2021.

Mục tiêu chung năm 2021: Bảo đảm ổn định và phát triển thị trường lao động linh hoạt và thích ứng nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động.

Năm 2021: Bảo đảm ổn định và phát triển thị trường lao động linh hoạt, thích ứng  - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự điểm cầu Hà Nội (Ảnh: Tống Giáp)

Song song, phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới mục tiêu bao phủ toàn dân; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội;

Cùng với đó, tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống người có công, người nghèo, đối tượng yếu thế trong xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được của giai đoạn 2016 - 2020, bước sang năm 2021, Bộ LĐ – TB&XH xác định phương châm hành động là "Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, phát triển" với 6 trọng tâm chỉ đạo, điều hành như sau:

Thứ nhất, chủ động, linh hoạt thực hiện chỉ đạo của Chính phủ thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại, khả thi và hội nhập quốc tế.

Năm 2021: Bảo đảm ổn định và phát triển thị trường lao động linh hoạt, thích ứng  - Ảnh 3.

Điểm cầu địa phương (Ảnh: Tống Giáp)

Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động;

Đổi mới và hoàn thiện thể chế chính sách về thị trường lao động, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, có hiệu lực cao, bảo đảm các điều kiện cần thiết để các yếu tố thị trường lao động phát triển nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đáp ứng việc làm thỏa đáng cho người lao động;

Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nhằm bảo đảm đời sống của người dân và duy trì sản xuất.

Thứ tư, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với thị trường lao động; tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp.

Nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Thứ năm, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm đồng bộ, khắc phục chồng chéo, trùng lắp. Từng bước hình thành và phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân;

Đồng thời, chú trọng nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, nhất là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.

Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng tốt hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội.

Năm 2021: Bảo đảm ổn định và phát triển thị trường lao động linh hoạt, thích ứng  - Ảnh 4.

Ảnh: Mạnh Dũng

Thực hiện linh hoạt, hiệu quả "mục tiêu kép"

Theo đó, các nhiệm vụ chủ yếu của năm 2021, Bộ sẽ tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả "mục tiêu kép" vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại, khả thi và hội nhập quốc tế.

Đi liền đó, phát triển thị trường lao động theo hướng minh bạch, cạnh tranh và hội nhập, đa dạng các hình thức kết nối cung - cầu lao động, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực.

Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, gắn kết công tác đào tạo với thị trường lao động, việc làm bền vững, an sinh xã hội.

Tập trung xây dựng, trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đổi mới, phát triển GDNN trong tình hình mới; xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; 

Thực hiện tốt Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Năm 2021: Bảo đảm ổn định và phát triển thị trường lao động linh hoạt, thích ứng  - Ảnh 5.

(Ảnh: Mạnh Dũng)

Thực hiện phân tầng cơ sở GDNN và phân tầng chất lượng đào tạo; chú trọng đầu tư các trường chất lượng cao, đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo; phát triển một số trường chất lượng cao tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Ngoài ra, thực hiện chính sách pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội và quan hệ lao động, an toàn lao động và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam

Đồng thời, thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nâng cao đời sống người có công với cách mạng. Tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi); quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025.

Thực hiện đầy đủ, hiệu quả, công khai, minh bạch chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; nâng cao đời sống người có công, bảo đảm đến năm 2025 tất cả người có công đều được xác nhận, công nhận, tôn vinh và thụ hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước...

Mở rộng chi trả trợ cấp người có công thông qua tổ chức dịch vụ bưu chính công ích. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng, cung cấp dụng cụ trợ giúp đối với người có công với cách mạng.

Đẩy mạnh các phòng trào "đền ơn đáp nghĩa", huy động nguồn lực của xã hội để chăm sóc người có công, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe cho người có công.

Tu sửa, nâng cấp mộ liệt sĩ, các công trình nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm đảm bảo khang trang.

Mở rộng diện bao phủ chính sách ASXH, nâng dần mức trợ cấp

Về công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bao trùm, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập của người nghèo so với bình quân chung của cả nước.

Theo đó, hoàn thiện phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều gắn với các mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Xây dựng, trình ban hành Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bao trùm đến năm 2030;

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025…

Đáng chú ý, mở rộng diện bao phủ chính sách an sinh xã hội và nâng dần mức trợ cấp; thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ cấp thường xuyên, đột xuất đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; Chú trọng công tác phát triển toàn diện trẻ em; thực hiện đầy đủ quyền trẻ em; Thực hiện hiệu quả mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; phát triển các dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới…

Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và thực hiện hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, phòng, chống mại dâm; Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ngoài ra, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của ngành.

Theo đó, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp và các địa phương nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức thực hiện và hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội.

Góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tạo đà cho các năm tiếp theo.

Mục tiêu tổng quát giai đoạn 2021 - 2025:

Phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, hiệu quả với chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng phát triển nhanh, bền vững và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân, đáp ứng nhu cầu về cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân;

Góp phần đảm bảo công bằng xã hội và "không để ai bị bỏ lại phía sau".


Chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

Chỉ tiêu Quốc hội giao:

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%.

Trong đó, có bằng cấp, chứng chỉ từ 3 tháng trở lên đạt 25,5%

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước hằng năm 1 - 1,5%




Nhóm Phóng viên

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh