Đầu tư gần 6,6 tỷ USD, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam năm 2018
- Huyệt vị
- 15:15 - 12/01/2019
Tiếp đến là Hàn Quốc 3.657,6 triệu USD, chiếm 20,3%; Singapore 1.423,6 triệu USD, chiếm 7,9%; đứng thứ 3 là Trung Quốc 1.217,1 triệu USD, chiếm 6,8%; Đặc khu Hành chính Hong Kong (TQ) 1.128,9 triệu USD, chiếm 6,3%; Thái Lan 898,6 triệu USD, chiếm 5%; Pháp 523,6 triệu USD, chiếm 2,9%.
Cả nước có 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong năm 2018, trong đó Hà Nội có số vốn đăng ký lớn nhất với 5.041,1 triệu USD, chiếm 28% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bà Rịa - Vũng Tàu 1.803,5 triệu USD, chiếm 10%; Bình Dương 1.216,6 triệu USD, chiếm 6,8%; Đồng Nai 989 triệu USD, chiếm 5,5%; TP.HCM 784,8 triệu USD, chiếm 4,4%; Hải Phòng 723,8 triệu USD, chiếm 4%; Tây Ninh 453,3 triệu USD, chiếm 2,5%; Bắc Ninh 394,7 triệu USD, chiếm 2,2%; Ninh Thuận 387,5 triệu USD, chiếm 2,2%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/12/2018 thu hút 3.046 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 17.976,2 triệu USD, tăng 17,6% về số dự án và giảm 15,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, có 1.169 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 7.596,7 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong năm 2018 đạt 25.572,9 triệu USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2018 ước tính đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017. Trong năm 2018 còn có 6.496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 1.113 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 4,25 tỷ USD và 5.383 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 5,64 tỷ USD.