THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:39

Mukbang Trung Quốc đang đến “đường cùng”, bị tẩy chay và lên án gay gắt

Giai đoạn 2015 - 2017, mukbang - một khái niệm chỉ việc ăn lượng lớn thức ăn từ Hàn Quốc trở thành trào lưu trên toàn thế giới. Trung Quốc là nơi đón đầu làn sóng này rất mạnh mẽ, khi ấy những ngôi sao MXH có thể nổi tiếng chỉ nhờ việc ăn và ăn. Ngày càng có nhiều người theo đuổi trào lưu này, thậm chí còn trở thành một nghề (mukbangers).

Trung Quốc có những ngôi sao MXH rất nổi tiếng nhờ tài ăn uống và hiệu ứng đã mắt, đã tai khi ăn (ASMR) như Dạ dày Vương Đa Đa, Mật Tử Quân, Thầy Lãng… Thậm chí họ còn nổi tiếng ngang ngửa giới nghệ sĩ.

Nghề mukbang ở Trung Quốc đang đến “đường cùng”, bị tẩy chay và lên án kịch liệt: Chấm dứt sự nổi tiếng hão huyền - Ảnh 1.

Mật Tử Quân là một trong những mukbanger nổi tiếng nhất Trung Quốc với hơn 17 triệu người theo dõi trên Weibo, cô từng gây choáng khi ăn hết 800 con tôm hùm đất một lúc.

Sự biến tướng của mukbang Trung Quốc

Sau 2017, Douyin (TikTok Trung Quốc) cũng như những nền tảng livestream khác đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho những người theo đuổi con đường mukbang vì “vừa được ăn, vừa được tiền”. Thế nhưng trào lưu này đã có những biến tướng, có những người vì nổi tiếng, vì likes, vì views mà sẵn sàng đánh đổi cả sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình. Loạt thử thách và clip ăn uống quái dị ra đời như ăn siêu cay siêu nóng, ăn các loại động vật sống, ăn những món mốc hỏng, ăn uống ở nơi mất vệ sinh… Đã có lúc, người xem chột dạ vì tưởng đó là “bộ mặt” của nghề mukbangers Trung Quốc, những mukbangers chân chính cũng vì lý do này mà dần mai một, phải kết thúc sự nghiệp trong thầm lặng vì không còn “theo kịp” những trào lưu ăn uống dị hợm.

Nghề mukbang ở Trung Quốc đang đến “đường cùng”, bị tẩy chay và lên án kịch liệt: Chấm dứt sự nổi tiếng hão huyền - Ảnh 2.

Từ ăn uống ở nơi mất vệ sinh...

Nghề mukbang ở Trung Quốc đang đến “đường cùng”, bị tẩy chay và lên án kịch liệt: Chấm dứt sự nổi tiếng hão huyền - Ảnh 3.

... Đến những thử thách thi xem ai ăn cay hơn.

Nghề mukbang ở Trung Quốc đang đến “đường cùng”, bị tẩy chay và lên án kịch liệt: Chấm dứt sự nổi tiếng hão huyền - Ảnh 4.

Trẻ em cũng trở thành đối tượng câu views.

Tất nhiên, hệ luỵ của sự biến tướng này quá đỗi kinh khủng.

Một thời gian dài, MXH xứ Trung tràn ngập những video ăn uống đã vượt qua định nghĩa mukbang ban đầu, giống một thử thách mạo hiểm hơn là chuyện thưởng thức đồ ăn. Những người lao theo cuộc chạy đua này cũng nhận về những hiểm hoạ khủng khiếp về sức khoẻ, tính mạng, đánh đổi cho sự nổi tiếng hão huyền.

Cuối tháng 5/2020, nữ mukbanger “Tiểu Nam dạ dày khủng” đã phải thông báo giải nghệ sau một thời gian ăn uống quá nhiều, sức khoẻ bị xuống cấp rõ rệt.

Tháng 7, một người đàn ông họ Vương tại Thẩm Dương (Liêu Ninh, Trung Quốc) đã tử vong khi đang chuẩn bị livestream mukbang. Nguyên nhân được chẩn đoán là do ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ trong thời gian dài dẫn đến xuất huyết não, huyết áp và lipit máu quá cao.

Nghề mukbang ở Trung Quốc đang đến “đường cùng”, bị tẩy chay và lên án kịch liệt: Chấm dứt sự nổi tiếng hão huyền - Ảnh 5.

Cược cả tính mạng khi theo nghề, trào lưu mukbang Trung Quốc đã đến mức báo động.

Từ một trào lưu ăn uống trở thành mối nguy hại cho toàn xã hội

Trước mắt, những người hành nghề mukbang xứ Trung đang “tự hại”, đánh cược sức khoẻ để nổi tiếng, nhưng nếu xét trên diện rộng, trào lưu biến tướng này còn ảnh hưởng cực đoan đến tất cả công chúng.

Theo nhiều nghiên cứu, người trẻ, đặc biệt là giới văn phòng Trung Quốc thường xuyên có thói quen vừa ăn vừa xem các video mukbang - như một cách để ăn ngon miệng hơn, bớt cô đơn. Không thể phủ nhận tính kích thích ăn uống của các clip mukbang, nhưng về lâu dài, việc vừa ăn vừa xem có thể gây rối loạn tiêu hoá.

Con người có xu hướng muốn xem những thứ lạ, gây sốc và… học theo. Hậu quả của việc này đã từng dẫn đến vụ việc lùm xùm của “Thánh ăn văn phòng” Tiểu Dã khi một học sinh tiểu học ở Trung Quốc đã tử vong và bị nghi là đã học theo video tự nổ bỏng ngô tại nhà của cô. Dù đã lên tiếng giải thích và đứng ra chi trả tiền viện phí cho nữ sinh nhưng danh tiếng của Tiểu Dã đã đi xuống nặng nề.

Nghề mukbang ở Trung Quốc đang đến “đường cùng”, bị tẩy chay và lên án kịch liệt: Chấm dứt sự nổi tiếng hão huyền - Ảnh 6.

Tiểu Dã đã mất rất lâu mới có thể vực dậy sau scandal từ trên trời rơi xuống, dù danh tiếng hiện nay không thể được như trước.

Đây chỉ là một trong vô vàn trường hợp người xem học theo các video của những ngôi sao MXH, thử nghĩ với sự biến tướng của mukbang thì nguy cơ còn khủng khiếp tới mức nào?

Nghiêm trọng hơn tất cả các hậu quả trên là vấn nạn lãng phí thực phẩm vì kiểu “ăn thùng uống vại” của những hiện tượng mukbang Trung Quốc. Đã có những trường hợp bị tố giả vờ lấy danh nghĩa làm từ thiện để nấu một lượng lớn thức ăn rồi bỏ phí hoặc ăn lượng lớn những món đắt tiền chỉ là để câu likes, câu views.

Trên thực tế, không phải ai cũng có khả năng ăn lượng lớn thực phẩm. Các nhà khoa học đã chỉ ra đúng hơn là những cá nhân đó gặp phải triệu chứng liên quan tới tiêu hoá nên không thể hấp thụ thức ăn hoặc dạ dày có khả năng giãn nở bất thường (như nữ vlogger Yuki của Nhật Bản - dạ dày có thể giãn nở tới 66 lần). Không ít mukbangers Trung Quốc sử dụng phần mềm chỉnh sửa video để có khả năng đó: giả vờ ăn chứ không nuốt, ăn xong nôn, sau đó cắt ghép để trông như đã ăn được nhiều, hoặc chỉ quay ăn một đoạn rồi dừng lại. Từ đó, những cá nhân này ảnh hưởng xấu đến người xem khi khiến một bộ phận dân mạng lầm tưởng bản thân cũng có thể ăn cả “núi” thực phẩm như vậy. Vấn nạn lãng phí thực phẩm không chỉ còn ở đôi ba clip trên MXH nữa…

Mukbang Trung Quốc đang đến “đường cùng”, bị tẩy chay và lên án gay gắt

Theo tờ Global Times, Trung Quốc đầu tháng 8 đã phát động chiến dịch “Clean Plate 2.0” (“Đĩa sạch 2.0”) để ngăn chặn tình trạng lãng phí thực phẩm, nâng cao nhận thức người dân về lương thực. Những video “ăn thùng uống vại” trong trào lưu mukbang đã trở thành mục tiêu đầu tiên bị tẩy chay và lên án mạnh mẽ.

Nghề mukbang ở Trung Quốc đang đến “đường cùng”, bị tẩy chay và lên án kịch liệt: Chấm dứt sự nổi tiếng hão huyền - Ảnh 8.

Clip mukbang đã đi ngược lại với lời kêu gọi.

Hưởng ứng lời kêu gọi từ chiến dịch, các ông lớn MXH và người dùng Internet Trung Quốc đã có động thái mạnh mẽ, quyết liệt trước những video mukbang. Phát ngôn viên của Douyin trả lời với tờ Global Times rằng nền tảng này sẽ có những biện pháp chấn chỉnh các video ăn uống, đặc biệt là thể loại mukbang. Cụ thể, khi người dùng tìm kiếm những từ khoá như “video ăn uống”, “thi ăn”..., họ sẽ được yêu cầu đánh giá từng video và Douyin sẽ xử phạt, hạn chế tần suất nếu video có dấu hiệu tiêu cực.

Các nền tảng khác bao gồm Kuaishou, Douyu và Sina Weibo cũng đưa ra tuyên bố tương tự, hứa hẹn sẽ tăng cường đánh giá nội dung. Nền tảng Kuaishou chuyên livestream cho biết sẽ xử lý nghiêm và thẳng tay xoá những video ăn uống quá độ, đặc biệt những mukbangers có dấu hiệu giả vờ ăn, nôn mửa… sẽ bị xoá tài khoản và cấm sóng.

Nghề mukbang ở Trung Quốc đang đến “đường cùng”, bị tẩy chay và lên án kịch liệt: Chấm dứt sự nổi tiếng hão huyền - Ảnh 9.

Ăn uống phản cảm sẽ “khó có đất sống”.

Ngoài việc gỡ bỏ và làm mờ các video ăn uống phản cảm, các nền tảng còn gửi thông báo tới từng người xem, khuyến cáo nói không với vứt bỏ thức ăn và giữ chế độ ăn uống lành mạnh. Về lâu về dài, việc làm này sẽ khiến clip ăn uống trở nên bớt hấp dẫn với người xem.

Giới mukbangers Trung Quốc không thể quay lưng với lời kêu gọi. Một số người lên tiếng ủng hộ chiến dịch, khuyến cáo người xem trân trọng thực phẩm để gỡ gạc danh tiếng, một số khác vẫn tiếp tục ăn uống quá độ, phản cảm đã bị lên án gay gắt tới mức dừng sự nghiệp… 

Nghề mukbang ở Trung Quốc đang đến “đường cùng”, bị tẩy chay và lên án kịch liệt: Chấm dứt sự nổi tiếng hão huyền - Ảnh 10.

Mini là một trong những vlogger lên tiếng kêu gọi người xem ăn uống cân bằng, tiết kiệm thực phẩm.

Mặc dù Trung Quốc không thiếu lương thực, nhưng trên thực tế họ không đủ thức ăn. Nhà nông học Viên Long Bình cho biết, Trung Quốc gần 1,4 tỷ người nhưng không có đủ lương thực, buộc phải nhập khẩu một phần thức ăn, chẳng hạn như vì thiếu hụt đậu mà Trung Quốc đã phải nhập khẩu 70 - 80 triệu tấn đậu nành mỗi năm.

Năm 2015, ngành công nghiệp ăn uống đô thị của Trung Quốc đã lãng phí từ 17 - 18 triệu tấn thực phẩm, đủ để cung cấp thức ăn cho 30 - 50 triệu người trong một năm, theo đài CCTV đưa tin.

Ban đầu, mukbang là một ngành nghề “hái ra tiền”, được ưa thích ở Trung Quốc nhưng vì sự biến tướng của một bộ phận đã khiến những người làm nghề chân chính bị thế chỗ. “Bộ mặt” của mukbang xứ Trung trở nên phản cảm, khiên cưỡng và có những hệ luỵ tiêu cực: náo loạn ngành công nghiệp, thất thoát lương thực, tác động xấu đến sức khoẻ xã hội… Chiến dịch “Clean Plate 2.0” đang được hưởng ứng mạnh mẽ, dự báo đẩy ngành mukbang công nghiệp Trung quốc đến “đường cùng” trong tương lai không xa.

Nguồn: Global Times, Sina Weibo, Douyin.

Gia Hiển, Design: Minh Trang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh