Mức trợ cấp mua dụng cụ chỉnh hình cho thương binh
- Tra cứu phẫu thuật
- 00:05 - 05/05/2015
Các thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Duy Tiên (Hà Nam)
* Trả lời: Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 3/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ thì mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với nhóm chân giả là từ 1.750.000 đồng đến 4.800.000 đồng (tuỳ thuộc vào loại phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình phù hợp với tình trạng thương tật) và tiền mua vật phẩm phụ là 170.000 đồng/năm. Trường hợp bị cứng khớp gối được cấp tiền mua nạng, mức 180.000 đồng/năm và tiền mua vật phẩm phụ là 50.000 đồng/năm, tùy theo tình trạng thương tật ghi trong hồ sơ thương binh và chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Ngoài tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, nếu ông Sơn đi làm dụng cụ chỉnh hình thì được nhận tiền hỗ trợ khi đi làm dụng cụ chỉnh hình, mức từ 600.000 đồng đến 900.000 đồng (tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình). Việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định căn cứ vào tình trạng thương tật ghi trong hồ sơ thương binh và chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Các thắc mắc liên quan đến cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, đề nghị ông Sơn liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC, người có công với cách mạng thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình được phát Sổ theo dõi (trong đó ghi nhận các phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và mức tiền được hỗ trợ). Theo đơn trình bày, ông Sơn đã được hưởng tiền trợ cấp mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình nhưng không được phát Sổ theo dõi, đề nghị ông gửi đơn đề nghị lập Sổ theo dõi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện để được xem xét, giải quyết theo quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc về thủ tục cấp Sổ theo dõi, đề nghị ông liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.