CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:46

Múa Lân đúng hay Múa Sư Tử đúng?

TẠI SAO CÓ MÚA LÂN: Múa Lân Đúng Hay Múa Sư Tử Đúng ? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn internet.

Tục lệ này đặt ra là một hình thức chơi múa, đồng thời cầu cho trong nước có thánh nhân ra đời để thiên hạ được thái bình. Theo sử ký của Trung Hoa, lân là vật tương trưng cho thái bình thịnh trị. Sách Tam Hoàng Ngũ Đế nói Lân ra đời vào thời đại Hoàng đế Hiên Viên, cách đây khoảng độ 5 ngàn năm, và chỉ khi nào trong nước có thánh nhân thì lân mới ra đời. Lân ra đời là một điềm tốt.

Theo sử chép thì ở Trung Hoa chỉ có hai lần có lân ra, một lần như trên, và một lần vào thời Khổng Phu Tử. Lần sau này, lân ra đời bị người kiếm củi không biết, đánh què một chân.

Khổng Phu Tử cho con lân này là điềm ứng vào mình nên ngài sa nước mắt, rồi từ đó ngài nghỉ ở nhà để sáng tác Kinh Xuân Thu, không đi chu du Liệt Quốc nữa. Ngài luận rằng lân bị đánh què, tức là lân ra không gặp thời, mà lân không gặp thời tức nhiên mình cũng không gặp thời, không gặp thời thì đi đến nước nào, đem học thuyết của mình ra nói cũng chỉ uổng công thôi. Khổng Phu Tử bắt đầu làm Kinh Xuân Thu từ năm ngài thấy có muông lân, nên Kinh Xuân Thu, một tác phẩm mà Quan Vân Trường đời Tam Quốc thích thú say mê nhất, còn có tên gọi là Lân Kinh nữa. Song có thuyết lại chép khác: Ngài đang viết Kinh Xuân Thu, thấy lân ra đời bị đánh què một chân, nên ngài buồn, rồi thôi không viết nữa.

Còn theo các sách truyện của Trung Hoa, lân là một vật thú, mình nai, đuôi trâu và ngay ở trên đầu có một cái sừng thịt. Con đực là con Lân, con cái là Kỳ, đầu không có sừng.

Sách Từ Nguyên lại chép thêm, lân là một vật hình dáng như trên và có lông ngữ sắc, không ăn cỏ tươi, không ăn thịt sống nhưng cũng không nói rõ là lân thích ăn những thứ gì.

Đó là con Lân trong sách vở Trung Hoa, còn ở Việt Nam thì con lân lại khác. Theo tục truyền nước ta xưa có bắt được một cặp kỳ lân, cặp kỳ lân này mình như mình trâu, tai như tai voi, chân như chân chó, không có lông, chỉ có vảy như vảy cá.

Sự tích muông lân là thế, nên người đời sau cứ mỗi năm Tết đến bày ra múa lân để cầu mong trời đất năm ấy sẽ sinh ra thánh nhân, cho thiên hạ được ấm no thái bình. Tục lệ này có ý nghĩa là vậy. Cho nên gọi múa lân đúng hơn là múa sư tử. Vì cái đầu của con thú này khi người ta làm đem ra múa, có một cái sừng ở trên thì hẳn là không phải thủ dáng của một con sư tử, vì sư tử nó đâu có sừng như cái đầu mà người ta làm ra để múa? Hơn nữa sư tử chỉ tượng trưng cho hung hãn dữ tợn thì hỏi làm sao lại được các vị Thánh xưa đặt ra để múa vào những ngày Xuân hay ngày lễ Trung thu ? Và ngày nay, sỡ dĩ múa lân còn tồn tại là nhờ ở chỗ còn ít người quan niệm ngày Tết có lân đến nhà thì may mắn, mặc dù là lân giả. Cũng như múa lân là lối chơi tập đoàn có tổ chức, có chương trình, chứa đầy nghệ thuật và ý nghĩa.

CTV Hoàng Văn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh