Một số quy định về Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật
- Bài thuốc hay
- 16:33 - 10/04/2023
Căn cứ Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/ 02/ 2014 quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện; Thông tư số 33/2015/TT-BCT, ngày 27/10/ 2015 của Bộ Công thương quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện.
- Đối tượng áp dụng
+ Tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật;
+ Tổ chức kiểm định;
+ Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
- Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định
Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:
Tên các thiết bị, dụng cụ điện
Sử dụng ở môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, với mọi cấp điện áp
+ Máy biến áp phòng nổ;
+ Động cơ điện phòng nổ;
+ Động cơ điện phòng nổ;
+ Động cơ điện phòng nổ;
+ Thiết bị điều khiển phòng nổ;
+ Máy phát điện phòng nổ;
+ Rơ le dòng rò”
+ Cáp điện phòng nổ;
+ Đèn chiếu sáng phòng nổ.
Sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên
+ Chống sét van;
+ Máy biến áp;
+ Máy cắt;
+ Cáp điện;
+ Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa.
Dụng cụ điện
+ Sào cách điện.
- Nội dung kiểm định
Nội dung kiểm định được quy định cụ thể trong các quy trình kiểm định được ban hành tương ứng với từng loại thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính sau:
+ Kiểm tra bên ngoài;
+ Đo điện trở cách điện;
+ Đo điện trở của các cuộn dây;
+ Kiểm tra độ bền của điện môi;
+ Đo điện trở tiếp xúc;
+ Đo dòng điện rò;
+ Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
+ Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm;
+ Đối với các thiết bị ở Mục I Phụ I ban hành kèm theo Thông tư này, ngoài các nội dung kiểm định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều 5 phải kiểm tra phần cơ cấu đấu nối, tình trạng vỏ thiết bị, khả năng phát nhiệt và kết cấu chống cháy, nổ.
- Chu kỳ kiểm định
+ Kiểm định lần đầu
Kiểm định lần đầu thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.
+ Kiểm định định kỳ được thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện;
+ Không quá 12 (mười hai) tháng đối với các thiết bị điện quy định tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Không quá 36 (ba mươi sáu) tháng đối với các thiết bị, dụng cụ điện quy định tại Mục II và Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Kiểm định thiết bị, dụng cụ điện
+ Việc kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện được thực hiện bởi tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hướng dẫn thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp và đã đăng ký theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
+ Nội dung quy trình kiểm định do tổ chức kiểm định xây dựng trên cơ sở quy trình khung do do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trường hợp chưa có quy trình khung, tổ chức kiểm định xây dựng, ban hành quy trình kiểm định (bao gồm cả Biên bản kiểm định) cho từng loại thiết bị trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam; quy định, hướng dẫn của nhà chế tạo. Các hạng mục và phương pháp kiểm định phải được thể hiện trong từng quy trình cụ thể.
+ Ngay sau khi kết thúc kiểm định, thiết bị, dụng cụ điện đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định ở vị trí không bị che khuất, dễ quan sát và tránh được tác động không có lợi của môi trường. Mẫu tem kiểm định theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Trường hợp thiết bị, dụng cụ điện ở vị trí/môi trường không thể thực hiện việc dán tem thì khi kết thúc kiểm định được cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm định, Biên bản kiểm định phải được gửi đến tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện được kiểm định.