THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:42

Một số quy định mới về chế độ TNLĐ - BNN người lao động cần biết

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là gì?

Căn cứ theo nội dung quy định tại  Điều 142, 143 Bộ luật lao động 2012, khái niệm chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (Viết tắt: TNLĐ&BNN) sẽ được hiểu đúng như sau:

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra đối với người lao động trong quá trình lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người hoặc gây tử vong cho người lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đến người lao động trong thời gian làm việc, thực hiện nhiệm vụ. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Như vậy, người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc sẽ được hưởng chế độ TNLĐ&BNN theo đúng với quy định hiện hành của pháp luật.

 Từ 1/7/2023 Tăng thêm quyền lợi hưởng chế độ TNLĐ-BNN

Do ảnh hưởng của việc tăng lương cơ sở năm 2023 từ ngày 01/7/2023 lên mức mới là 1,8 triệu đồng/ tháng do đó mà mức hưởng trợ cấp của những người lao động lao động bị TNLĐ - BNN cũng được tăng lên đáng kể.

Cụ thể mức tăng các khoản trợ cấp này như sau:

Trợ cấp bhxh đối với người lao động bị ảnh hưởng

1. Người lao động sẽ được tăng mức hưởng trợ cấp bhxh 1 lần, cụ thể:

- Mức suy giảm khả năng lao động 5% mức nhận trợ cấp tăng từ 7,45 triệu lên mức 9 triệu đồng

- Mức suy giảm khả năng lao động từ 6% - 30% trở lên mức nhận tăng từ (7,45 + 0,745 x % suy giảm vượt quá 5%) lên mức (9 + 0,9 x % suy giảm vượt quá 5%) triệu đồng

2. Người lao động được tăng thêm mức hưởng trợ cấp hằng tháng. Cụ thể,

- Với mức suy giảm 31% khả năng lao động NLĐ được nhận mức trợ cấp bhxh hàng tháng tăng từ 447.000 đồng lên 540.000 đồng/tháng

- Với mức suy giảm từ 32% khả năng lao động trở lên NLĐ được hưởng mức trợ cấp tăng từ (447.000 + 29.800 x % suy giảm vượt quá 31%) lên (540.000 + 36.000 x % suy giảm vượt quá 31%) đồng

3. Người lao động được tăng trợ cấp phục vụ từ 1,49 triệu lên 1,8triệu đồng/tháng

4. NLĐ được tăng trợ cấp dưỡng sức sau điều trị thương tật, bệnh tật, cụ thể:

· Trợ cấp ngày tăng từ 447.000 lên 540.000 đồng

· Trợ cấp nghỉ 05 ngày tăng từ 2.235.000 lên 2.700.000 đồng

· Trợ cấp nghỉ 07 ngày tăng từ 3.129.000 lên 3.780.000 đồng

· Trợ cấp nghỉ 10 ngày tăng từ 4.470.000 lên 5.400.000 đồng

5. Người lao động được tăng mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tối đa, mức tăng từ 22,35 triệu đồng lên 27 triệu đồng

 Trợ cấp BHXH dành cho thân nhân người lao động

Trong một số trường hợp do người lao động không qua đời hưởng chế độ tai nạn lao động bhxh, thì người thân của người lao động sẽ được nhận mức trợ cấp này. Theo đó tăng mức trợ cấp BHXH cụ thể như sau:

- Tăng mức trợ cấp 1 lần khi chết tăng từ 53,64 triệu lên 64,8 triệu đồng

- Tăng trợ cấp mai táng tăng từ 14,9 triệu lên 18 triệu đồng

- Trợ cấp tuất hàng tháng:

· Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng tăng từ 1,043 triệu lên 1,26 triệu đồng/tháng

· Trường hợp còn lại tăng từ 745.000 đồng lên 900.000 đồng/tháng

Những khoản tăng trợ cấp BHXH trích từ Ngân sách Chính phủ sẽ là nguồn động viên kịp thời dành cho người lao động và nhân thân của họ trong trường hợp không may mắn xảy ra.

Trong trường hợp người lao động có nhu cầu xin hưởng chế độ cần xác định rõ bản thân có đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên hay không? Sau đó bạn cần thực hiện việc làm hồ sơ và thủ tục hưởng chế độ theo đúng quy định.

Văn Lý

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh