Một số người Việt cứ đến lúc trả tiền là 'đi vệ sinh'
- Văn hóa - Giải trí
- 13:13 - 23/03/2017
Chia tiền trong các cuộc hội họp ăn uống giữa các nhóm đông thành viên đã khá phổ biến. Nhưng giữa hai người yêu nhau, giữa bạn nam và bạn nữ thì hiện phần đông nam giới vẫn là người trả tiền. Điều này không hay chút nào.
Tôi thích cách sống sòng phẳng của các cặp đôi Mỹ. Tiền ai nấy trả không chỉ giúp các cô gái thể hiện lối sống độc lập, không dựa dẫm đàn ông, mà còn giúp đấng mày râu đỡ áp lực hơn về chuyện tiền bạc.
Bạn có thu nhập tốt thì không sao, nhưng sẽ thế nào với một chàng trai chưa kiếm ra nhiều tiền hoặc đang là sinh viên sống nhờ chu cấp của bố mẹ? Chả lẽ vì không có tiền để trả bữa ăn cho người yêu, bạn gái mà họ không được phép yêu, không được phép hẹn hò ai?
Mạnh dạn sống sòng phẳng hay tự biến mình thành người xấu tính, lựa chọn là ở bạn. Ảnh: Vegmomos.
Tôi cho rằng, tư tưởng “đi với phụ nữ, đàn ông là người trả tiền” nên được gỡ bỏ. Phụ nữ cũng đi làm, cũng có thu nhập, thậm chí nhiều người còn thu nhập tốt hơn đàn ông. Đàn ông cũng nhiều người gặp khó khăn, cũng muốn phụ nữ chia sẻ gánh nặng với họ.
Vì sự nhập nhằng không dám tuyên bố “của em em trả, của anh anh trả” nên nhiều tình huống trớ trêu biến đàn ông thành người ki bo, xấu tính, còn phụ nữ lại trở thành kẻ lợi dụng, đào mỏ.
Tôi còn nhớ câu chuyện của một cô bạn cách đây không lâu. Cô được một anh chàng theo đuổi mời đi ăn tối ở nhà hàng khá sang trọng, vì không muốn ngồi riêng với anh ta trong buổi gặp đầu tiên nên cô rủ thêm 2 người bạn gái nữa đi cùng. Đến khi gọi thanh toán, nhân viên mang hoá đơn ra tính tiền thì anh này vào nhà vệ sinh mãi không ra. Thế là cô gái phải trả toàn bộ hoá đơn.
Cô ấy về kể với tôi trong tâm trạng bực bội và kết luận rằng “đã không có tiền còn đòi mời gái đi ăn”, “dạng ki bo như thế thì lượn”. Tôi đoán suy nghĩ của chàng kia về nàng cũng sẽ không tốt đẹp gì, kiểu “được mời đi ăn mà lôi cả đống bạn theo, định đào mỏ chắc”.
Nếu việc chia hoá đơn, chia tiền trở thành văn hoá thì có lẽ đã không xảy ra tình huống cười ra nước mắt kể trên, đôi bên cũng sẽ không nghĩ xấu về nhau như vậy. Chàng trai có thể trả cho cô gái mình mời, còn hai cô gái đi cùng sẽ tự trả phần của mình.
Vì không dám chia tiền, nhưng lại không đủ khả năng hoặc không muốn chi một số tiền lớn trả để trả cả một bữa ăn đông, một số người cứ đến lúc thanh toán là tìm cách né tránh. Người thì đi vệ sinh, người thì giả vờ gọi điện thoại rồi ra ngoài nghe, người thì kêu quên ví ở nhà. Có người còn hạn chế ra ngoài ăn uống, gặp gỡ bạn bè vì biết rằng đi cùng nhóm ấy kiểu gì mình cũng là người trả tiền.
Mạnh dạn sống sòng phẳng hay tự biến mình thành người xấu tính, lựa chọn là ở bạn.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?
Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc