THỨ TƯ, NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2024 05:35

Một bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Bạch Mai

 

Đơn kiến nghị của gia đình bệnh nhân

Đã gần 1 tháng trôi qua, nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà Trần Thị Năm vẫn chưa xác định được. Chồng bà, ông Tạ Quang Vĩnh (thương binh loại 2/4, đang nhiễm trong người chất độc da cam, trú tại xã Lê Hồ, Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã làm đơn đề nghị lần 2 gửi đích danh Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Giám đốc đốc Bệnh viện Bạch Mai.

Được biết, bà Trần Thị Năm trước đây bị rối loạn sinh tủy, hàng tháng phải lên Bệnh viện Bạch Mai điều trị, mỗi lần khoảng 3 – 5 ngày. Ngày 15/5/2017 bà Năm được đưa trở lại Bệnh viện Bạch Mai theo giấy hẹn. Lúc này bác sĩ cho biết, bệnh của bà Năm cơ bản ổn định, bên cạnh đó bà có biểu hiện của bệnh viêm và nhiễm khuẩn đường tiết liệu cần phải uống thuốc và truyền kháng sinh. Bà đồng ý ở lại điều trị, đến ngày 31/5/2017 bác sĩ cho bà xuất viện. Đồng thời dặn dò “nếu bà thấy đau quá thì cho đi cấp cứu đến cơ sở y tế gần nhất”.

 

Di ảnh bà Trần Thị Năm

Theo lời kể của ông Vĩnh: Ngày 3/6/2017, bà Năm có hiện tượng đau bụng và cứ đau mỗi lúc càng đau theo thời gian, đến gần trưa thì lại đau dữ dội không chịu được nên gia đình gọi xe cấp cứu đi lên Khoa cấp cứu nội – A9 của Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên, Khoa không tiếp nhận mà bảo sang Khoa Ngoại cấp cứu. Tại Khoa Ngoại cấp cứu, bà Năm được xác định khả năng viêm phức mạc ngoài ra không chuẩn đoán rõ thêm vì bệnh gì, và biện pháp bây giờ là chỉ có thể mổ vùng bụng thì mới có thể chuẩn đoán biết được bệnh gì.

“Vì thương vợ đau đớn, chúng tôi quyết định cho mổ, tuy nhiên sau đó bác sĩ nói không mổ và bảo “chưa có chuẩn đoán chính xác nên không mổ nữa và chờ theo dõi tiếp”. Trong suốt từ 14h20” đến 21h00”, các bác sĩ tiêm cho vợ tôi mấy mũi thuốc giảm đau nhưng vợ tôi không hề có hiện tượng giảm đau mà còn đau dữ dội hơn”, ông Vĩnh cho biết thêm.

Trước yêu cầu của gia đình, lúc này bác sĩ Thanh (khoa Ngoại) mới cho gia đình biết “bệnh nhân không có biểu hiện của bệnh cấp cứu ngoại khoa”. Sau đó, bà Năm được chuyển xuống Khoa Huyết học. Đến khoa Huyết học bác sĩ Trung có nói “bà mới điều trị tại khoa về được 2 ngày nên chưa cần điều trị ngay bây giờ tại khoa, mà chủ yếu bà đang đau dữ dội tại vùng bụng thì đấy là việc chữa trị của khoa cấp cứu Ngoại chứ không phải tại khoa Huyết học”.

“Bà Năm đau đớn nhập viện nhưng không được bác sĩ chỉ định điều trị, chỉ biết nằm khóc và kêu đau. Các bác sĩ cho bà uống thêm một viên thuốc giảm đau và tiêm một mũi thuốc gì đó mà chúng tôi không biết. Đến khoảng 1h 30”, tức sau hơn 10 tiếng đồng hồ nhập viện, bà Năm tử vong mà không rõ nguyên nhân”, ông Vĩnh nghẹn ngào.

Trước sự việc, trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Bệnh nhân bị bệnh về máu, trong đó thiếu cả hồng câu, bạch cầu và tiểu cầu. Họ không mổ vì chưa thể chẩn đoán được. Nếu mổ thì hồng cầu và bạch cầu sẽ rất khó cầm máu, dễ nhiễm trùng.

 “Mặc mặc dù là Bệnh viện lớn nhưng có những ca rất khó chẩn đoán, nên không thể làm can thiệp bằng dao kéo được. Khi tử vong, gia đình không cho mổ pháp y nên không thể đưa ra kết luận được. Cần có phải thành lập Hội đồng y khoa để tìm hiểu nguyên nhân”, Tiến sĩ Hùng cho biết thêm. 

ĐƯỜNG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh